MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng khoáng sản với trữ lượng lớn. Hiện
có trên 250 mỏ và điểm quặng (trong đó có 176 mỏ, điểm quặng đã được
công bố trong sổ mỏ và trên 74 mỏ, điểm quặng mới phát hiện, đang được
khảo sát, thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng), gồm 24 loại khoáng sản
rắn, thuộc 05 nhóm: Nhiên liệu khoáng, khoáng sản kim loại, khoáng chất
công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nước khoáng. Trong đó có
một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: Wonfram khoảng trên 100 triệu tấn,
Than khoảng 80 triệu tấn, Sắt khoảng 40 triệu tấn, Titan khoảng 8 triệu tấn;
Chì-Kẽm khoảng 0,5 triệu tấn, Đá vôi khoảng 200 triệu tấn). Với nguồn tài
nguyên phong phú, dồi dào, ngành Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng
sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho
sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng giá trị của ngành Công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản chiếm tỷ trọng đáng kể, khoảng 40% tổng
giá trị sản lượng công nghiệp của toàn tỉnh. Cho đến nay, tỉnh Thái Nguyên
đã hoàn thành quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2020, làm
cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng
trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên diễn ra hết sức phức tạp, thể hiện ở việc cấp giấy phép thăm
dò, khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, chồng chéo, tình trạng thăm dò,
khai thác khoáng sản trái phép, tranh chấp mỏ, tàn phá môi trường đang diễn
ra khá phổ biến.... Một số biện pháp, giải pháp quản lý trong đề án chưa được
thực hiện hay thực hiện chậm so với kế hoạch, hiệu quả thấp như: Việc thanh
tra, kiểm tra công tác công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở
các đơn vị cấp huyện, xã để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà
giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng
một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, khi mà nền
kinh tế về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc khai
thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là đối với các
nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo là một nhân tố quan trọng góp
phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước nói
chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Xác định được tầm quan trọng của tài
nguyên khoáng sản, vấn đề quản lý và khai thác khoáng sản là một trong
những vấn đề quan trọng, cấp bách hiện nay, nếu quản lý và khai thác một cách có
hiệu quả sẽ góp phần vào mục tiêu chung là xây dựng và phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tui lựa chọn đề tài: “Một số giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh
Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác
khoáng sản trên địa bản tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận về tài nguyên khoáng sản, quản lý hoạt động
khoáng sản và hiệu quả hoạt động khoáng sản. Trên cơ sở tham khảo thực tiễn
hoạt động quản lý khoáng sản của các nước trên thế giới để đúc rút bài học
kinh nghiệm quản lý hoạt động khoáng sản cho tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn
công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong tình hình hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bản tỉnh Thái Nguyện
trong tình hình hiện nay.
- Địa bản nghiên cứu: Luận văn lựa chọn địa bàn nghiên cứu trên toàn
tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: 4 năm (2008 – 2011)
4. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1 – Tổng quan quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản
Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 – Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng
sản của tỉnh Thái Nguyên
Chương 4 – Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên.

k20aKLsDo04tku1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status