Cách Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Bố cục của khóa luận 7
CHƯƠNG I 8
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 8
I. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ 8
1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của một số nước trên thế giới 8
2. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 11
II. Phạm vi của ngành công nghiệp hỗ trợ 13
III. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ 15
IV. Đặc điểm ngành công nghiệp hỗ trợ 17
1. Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
2. Phạm vi của CNHT phụ thuộc vào chính sách 17
3. CNHT bao phủ một diện rộng trong các ngành công nghiệp khác 18
4. Công nghiệp hỗ trợ là ngành đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và nguồn nhân lực có trình độ cao 18
5. Công nghiệp hỗ trợ có quan hệ mật thiết với đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
6. Sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ có thể được dùng trong nước hay xuất khẩu 21
V. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ 21
1. Công nghiệp hỗ trợ phát triển giúp tăng cường thu hút vốn FDI 21
2. Công nghiệp hỗ trợ phát triển đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất 22
3. Công nghiệp hỗ trợ phát triển tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực 23
4. Công nghiệp hỗ trợ giúp phát triển ngành công nghiệp nội địa 23
5. Công nghiệp hỗ trợ phát triển tạo tiền đề cho phát triển bền vững 24
CHƯƠNG II 26
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 26
I. Thực trạng phát triển CNHT tại một số nước Đông Á 26
1. Tại Nhật Bản 26
2. Trung Quốc 30
II. Kinh nghiệm phát triển CNHT tại một số nước Đông Á 31
1. Phát triển các SMEs 32
2. Phát triển công nghệ và nguồn nhân lực 35
2.1. Nhật Bản 35
2.2. Trung Quốc 36
2.3. Hàn Quốc 39
2.4. Đài Loan 41
3. Chuyên môn hóa và liên kết công nghiệp 43
3.1. Xu hướng chuyên môn hóa theo chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản 43
3.2. Cụm công nghiệp ô tô Quảng Châu, Trung Quốc 46
4. Chính sách yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa 49
5. Thu hút đầu tư nước ngoài 50
CHƯƠNG III 52
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM 52
I. Khái quát tình hình CNHT tại Việt Nam 52
1. Sự yếu kém về sản phẩm hỗ trợ của Việt Nam hiện nay 53
2. Sự yếu kém về doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam 55
II. Một số vấn đề đặt ra cho ngành CNHT tại Việt Nam 57
1. Sự cần thiết phải phát triển CNHT tại Việt Nam 57
2. Các vấn đề Việt Nam phải đối mặt khi phát triển CNHT 58
III. Giải pháp phát triển ngành CNHT tại Việt Nam 62
1. Hình thành một chiến lược trợ cụ thể để phát triển CNHT 63
1.1. Xây dựng khuôn khổ chính sách phát triển CNHT phù hợp 63
1.2. Xây dựng chiến lược phát triển ngành CNHT phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện 63
1.3. Xác định trọng tâm phát triển CNHT 64
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp hỗ trợ và sản phẩm hỗ trợ và phổ biến thông tin doanh nghiệp 66
3. Phát triển các DNNVV trong ngành CNHT 68
3.1. Các biện pháp hỗ trợ về vốn 69
3.2. Các biện pháp hỗ trợ về công nghệ 70
3.3. Các biện pháp giải quyết khó khăn về mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất 71
4. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ 71
5. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc định hướng phát triển 73
6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào CNHT 74
7.Thúc đẩy các mối liên kết công nghiệp 74
8. Chính sách về tỷ lệ nội địa hóa 77
9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 78
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85




LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam hiện nay, công nghiệp hỗ trợ không còn là thuật ngữ quá xa lạ với các nhà hoạch định chính sách cũng như những người làm kinh tế bởi tầm quan trọng của CNHT đã được khẳng định mạnh mẽ. Việt Nam cũng đã có một số bước tiến quan trọng trong việc tăng cường phát triển CNHT. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo xúc tiến “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó hạng mục đầu tiên được đề cập phát triển là CNHT. Tuy nhiên, CNHT Việt Nam vẫn bị đánh giá là một ngành chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất lắp ráp. Là một nước đang phát triển, Việt Nam hướng tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, theo đó nhiều ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của ngành sản xuất lắp ráp kéo theo nhu cầu lớn về các sản phẩm hỗ trợ, đặc biệt trong các ngành ô tô - xe máy, điện - điện tử, … Điều này đặt ra cho Việt Nam bài toán khó trong việc giải quyết nhu cầu sản phẩm CNHT mà phần lớn hiện nay đang phải nhờ vào nhập khẩu. Với nguồn vốn hạn hẹp, trình độ nhân công tương đối thấp, Việt Nam nói riêng, các nước đang phát triển nói chung phải làm thế nào để có thể phát triển một ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn như CNHT? Thực tế cho thấy,tại một số nước Đông Á rất thành công trong việc phát triển CNHT như Trung Quốc,Nhật Bản ,Hàn Quốc … Vậy họ đã làm thế nào và bài học kinh nghiệm gì có thể rút ra cho Việt Nam trong việc phát triển CNHT chính là câu hỏi người viết muốn đi tìm câu trả lời khi chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình: “Phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nước Đông Á và bài học cho Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khóa luận tốt nghiệp này là xem xét một số kinh nghiệm về phát triển CNHT ở một số nước Đông Á đã thành công, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, áp dụng vào phát triển CNHT Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
• Làm rõ cơ sở lý luận về CNHT ở Việt Nam.
• Xem xét những chính sách tại một số nước đã thành công trong việc phát triển CNHT như :Nhật Bản, Trung Quốc
• Trên cơ sở phân tích các chính sách và hiệu quả của chúng, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển CNHT tại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: ngành CNHT của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản
• Phạm vi nghiên cứu: Để có được cái nhìn bao quát, người viết đã thu thập số liệu từ cuối những năm 1990 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện với nhiều phương pháp:
• Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích dự báo… được sử dụng trong việc so sánh số liệu đạt được của năm nay so với năm khác, để nhận thấy được xu hướng phát triển của các ngành CNHT.
• Phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia về CNHT để đưa ra các nhận định, rút ra các kết luận có tính chính xác hơn.
5. Bố cục của khóa luận
Khóa luận ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các phụ lục đi kèm, nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Chương 2: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CNHT
Chương 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CNHT TẠI VIỆT NAM



x6427byBDQF2taw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status