Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và cộng hòa liên bang Đức - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và cộng hòa liên bang Đức- Cơ hội và thách thức trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Việt Nam và một số nước lớn thuộc Liên minh châu Âu (EU) vốn có quan
hệ hợp tác truyền thống trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ ngày nay, Đảng ta chủ trương tích cực khai
thông và tăng cường quan hệ song phương với nhiều nước chủ chốt trong EU;
xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ nhiều mặt với EU nhằm khai thác được
nguồn vốn, công nghệ, thị trường và phương pháp quản lý hiện đại.
CHLB Đức với vị thế là cường quốc kinh tế hàng đầu châu Âu hiện đang
là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU. Hợp tác giữa Việt Nam
và CHLB Đức mang tính bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế. Việt Nam có lợi
thế về cung các sản phẩm sử dụng công nghệ thâm dụng lao động và tài nguyên
trong khi CHLB Đức có thế mạnh về các ngành công nghiệp có hàm lượng cao
về vốn và công nghệ. Phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và
CHLB Đức góp phần thúc đẩy sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam đồng thời chuyển dịch nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa thông qua nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại và thu hút vốn
đầu tư nước ngoài từ cường quốc kinh tế Đức.
Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức đã và đang
có những kết quả tích cực với truyền thống tốt đẹp qua gần 35 năm chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (23/09/1975- 23/09/2010). Đặt trong bối
cảnh mới khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vừa qua với những tác
động mạnh mẽ, trực diện và không loại trừ bất cứ nền kinh tế nào, mối quan hệ
song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức cũng nảy sinh những vấn đề mới
đáng quan tâm.
Vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Quan hệ thương mại và đầu tư
giữa Việt Nam và CHLB Đức- Cơ hội và thách thức trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế toàn cầu” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Khóa luận nhằm mục đích phân tích và tổng hợp những nét chính về quan
hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức, đánh giá những thành
tựu và hạn chế của mối quan hệ song phương này.
Đồng thời, đặt quan hệ song phương Việt- Đức trong bối cảnh mới với
diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu qua đó chỉ ra những
thuận lợi và khó khăn trong quan hệ song phương Việt Nam- CHLB Đức.
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, phần cuối của khóa luận sẽ đưa ra giải
pháp ở tầm vĩ mô cũng như doanh nghiệp để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác
về thương mại và đầu tư giữa hai nước.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam- CHLB
Đức gắn với bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Về phạm vi nghiên cứu, khóa luận giới hạn trong việc nghiên cứu quan hệ
thương mại hàng hóa giữa hai nước, quan hệ đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp của
Đức vào Việt Nam và hỗ trợ phát triển chính thức Đức dành cho Việt Nam. Về
thời gian, khóa luận chủ yếu nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt
Nam và CHLB Đức từ năm 1990 trở lại đây, tập trung vào giai đoạn 2007- 2009,
thời điểm trước, trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống, so
sánh, đối chiếu, diễn giải và dự báo dựa trên cơ sở các sự kiện và số liệu thống kê
được công bố chính thức hay công bố trong các bài nghiên cứu, đánh giá về các
vấn đề có liên quan.
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu:
Hiện nay, khi nghiên cứu về quan hệ đa phương giữa Việt Nam và EU đã
được thực hiện ở nhiều cấp độ và trên nhiều phương diện, các bài nghiên cứu,
tổng hợp và đánh giá về quan hệ song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức với
những nét đặc thù của nó hiện còn rất ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khóa luận
này hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn tổng quát, đầy đủ, chuẩn xác và cập nhật
nhất có thể về tình hình thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức.
Đồng thời khóa luận chỉ ra và phân tích những cơ hội và thách thức nội tại
của mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương cùng với những cơ hội và
thách thức nảy sinh trong bối cảnh mới mà chính phủ hai nước cũng như các
doanh nghiệp cần cùng nhau nỗ lực vượt qua.
Khóa luận cũng cố gắng xây dựng và đề xuất một cách có hệ thống và có
căn cứ lý luận cũng như thực tiễn các giải pháp để thúc đẩy mối quan hệ thương
mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức ngày càng phát triển hơn nữa vì lợi
ích của cả hai bên.
6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Nội dung của khóa luận bao gồm 3 phần chính:
Chƣơng 1: Giới thiệu chung về nước CHLB Đức và cơ sở nền tảng phát
triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức.
Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và
CHLB Đức trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chƣơng 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu
tư giữa Việt Nam và CHLB Đức sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


p68g23gld038n49
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status