thực nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng trong ao đất với các loại thức ăn khác nhau - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT
Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng được thực hiện trong ao đất với 2 nghiệm
thức là thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần
và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Ao thí nghiệm có kích thước là: 8,0m x 3,0m x
1,0m. Nguồn cá trê vàng được bố trí thí nghiệm có khối lượng là 16 g/con. Mật độ
nuôi là 16 con /m2. Cá ở các ao nuôi có cùng điều kiện chăm sóc và quản lý. Trong
suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ dao động 25,7 - 28,7oC, pH dao động từ 7,1 - 7,8.
Sau 5 tháng nuôi, qua phân tích thống kê thì tỷ lệ sống của cá ở hai nghiệm thức có
sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Tỷ lệ sống của cá đạt 83,1% ở nghiệm thức
TATC và tỷ lệ sống của cá trê vàng ở nghiệm thức TACN là 85,2%. Mặt khác, khi
xét về chỉ tiêu khối lượng cá thì kết thúc thí nghiệm khối lượng của cá trung bình
đạt từ 190 - 229,7 g/con (Phụ lục B5). Cá ở nghiệm thức TATC có khối lượng từ
229 - 230 g/con và khối lượng của cá ở nghiệm thức TACN là 189 - 192 g/con (Phụ
lục B6). Khi so sánh thống kê qua lần thu mẫu của tháng 1 của hai nghiệm thức thì
có sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05), nhưng ở những lần thu mẫu cá của
tháng 2, 3, 4, 5 thì có ý nghĩa thống kê giữa hai nghiệm thức TATC và TACN. Hệ
số chuyển hóa thức ăn của cá ở nghiệm thức TATC là 4,00 ± 0,01 và ở nghiệm thức
TACN là 1,21 ± 0,01. Kết thúc vụ nuôi, sản lượng cá ở nghiệm thức TATC đạt 68,2
± 1,27 (kg/ao/vụ) và ở nghiệm thức với TACN chỉ đạt 58,4 ± 0,42 (kg/ao/vụ).
Từ khóa: Cá trê vàng, nuôi trong ao đất, nuôi thương phẩm, tỷ lệ sống, tăng trưởng.
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ sông Mê-Kông, được xem
là vùng trù phú nhất không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực Đông Nam Á.
Nơi đây có đặc trưng của một châu thổ của một vùng nhiệt đới ẩm điển hình. Với hệ
thống sông ngòi chằng chịt, ĐBSCL còn là vùng nuôi thủy sản lớn nhất của cả nước,
sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng khoảng 60%
và giá trị xuất khẩu chiếm 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2004). Nhiều mặt
hàng thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu của vùng mà còn của cả nước. Trong đó,
cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là loài cá quen thuộc, được nuôi phổ biến khắp
các tỉnh ĐBSCL, không chỉ bởi đặc điểm là chịu được điều kiện khắc nghiệt môi
trường tốt, chất lượng thịt ngon mà còn do giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác, cá trê
là đối tượng ăn tạp, chủ động được nguồn thức ăn, có khi sử dụng được phế phẩm
nông nghiệp (Dương Nhựt Long, 2004).
Nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL đã phát triển rất sớm, những tỉnh có nghề
cá nổi tiếng như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… với những đối tượng nuôi
truyền thống là cá Tra và Basa, do đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên,
thời gian gần đây ngành thủy sản gặp khó khăn về giá cả thị trường. Do đó, hoạt
động nuôi trồng thủy sản đã được mở rộng ra nhiều đối tượng nuôi khác như: cá
Lóc, cá trê, Sặc rằn, Rô đồng… Trong phong trào nuôi thương phẩm, thì cá trê đã
phát triển rất sớm và mở rộng ra nhiều tỉnh ở ĐBSCL. Do đây là một trong những
loài thủy sản đặc hữu của vùng, luôn có giá cao và ổn định, vì vậy nhiều địa phương
đã và đang phát triển mô hình nuôi cá trê vàng thương phẩm cho hiệu quả kinh tế
rất khả quan (Đoàn Hữu Nghị, 2013).
Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm cá tra ở ĐBSCL phát triển mạnh đã tạo
ra nguồn phế phẩm từ sản phẩm lớn, với giá thành thấp, có hàm lượng protein cao.
Trong khi đó, cá trê vàng có thể ăn và tăng trưởng nhanh khi sử dụng phế phẩm này
làm thức ăn cho cá. Do đó, nguồn phế phẩm này có thể vừa làm thức ăn thay thế
cho TACN đồng thời tận dụng nguồn phụ phẩm rẽ tiền sẵn có. Vì vậy đề tài “Thực
nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) trong ao đất
bằng các loại thức ăn khác nhau” được thực hiện.

8zv23S59zuvLBYM
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status