Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng - pdf 27

Link tải miễn phí Luận văn:Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng : áp dụng bài học kinh nghiệm từ phát thanh của các nước phát triển vào phát thanh Việt Nam. Đề tài NCKH. QX.2003
Nhà xuất bản:ĐHKHXH&NV
Ngày:2009
Chủ đề:Phát thanh
Cạnh tranh
Truyền thông đại chúng
Miêu tả:
Làm rõ sự vận động, phát triển của phát thanh trên thế giới kể từ khi phát thanh ra đời, tìm hiểu sự điều chỉnh của phát thanh để thích ứng với sự thay đổi khi một PTTDC mới xuất hiện. Phân tích mối quan hệ cạnh tranh và tương tác giữa các Phương tiện truyền thông đại chúng (PTTDC), để lý giải tại sao các PTTDC cùng tồn tại và phát triển, cho dù chúng có cùng chức năng thông tin và giải trí, và hiện đang phải cạnh tranh quyết liệt về công chúng tiêu thụ sản phẩm truyền thông. Phân tích lý giải thành công cũng như nhược điểm của phát thanh Việt Nam. Tìm hiểu sự biến đổi về vị trí của phát thanh Việt Nam trong hệ thống các PTTDC từ khi phát thanh ra đời, cho đến khi truyền hình xuất hiện, trong giai đoạn đổi mới và thách thức đối với phát thanh Việt Nam hiện nay. Nêu giải pháp khả thi để nâng cao tính cạnh tranh của phát thanh trong bối cảnh truyền thông internet.
Để có thể phát triển và cạnh tranh trong thời đại truyền thông internet, việc đầu tiên là phát thanh phải phát huy thế mạnh của mình, đặc biệt la tính phổ cập rộng rãi, tính đơn giản gọn nhé, tính thân thiết gần gũi, có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, phục vụ được các nhóm đối tượng nhỏ, công chúng đặc thù, là phương tiện dễ tiếp nhận
Xét về nội dung chương trình, Đài Tiếng nói Việt Nam vần hoàn thiện và tăng thêm các hệ chương trình phát thanh, chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các hệ chương trình đi vào chiều sâu và toàn diện, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả
Cần nghiên cứu áp dụng kênh phát thanh định dạng, chú trọng vào những nhóm công chúng nhỏ, có nhu cầu, thói quen và sở thích riếng. Bởi lẽ xu hướng phát triển của phát thanh trên thế giới là chuyên biệt hóa đối tượng
Mô hình "cấu trúc một giờ đồng chương trình" cũng cần được tham khảo, để tạo bản sắc riêng cho từng kênh chương trình
Về hình thức thể hiện, do đặc trưng cơ bản của phát thanh là âm thanh tổng hợp, nên quá trình sáng tạo, nhà báo phát thanh đặc biệt nên chú ý khai thác và sử dụng tiếng động, góp phần đa dạng hóa âm thanh trên sóng phát thanh, tạo hiệu quả cao trong quá trình thính giả nghe đài
Về sản xuất chương trình, đổi mới quy trình sản xuất các chương trình phát thanh, mở rộng hình thức đọc thẳng thay cho chương trình sản xuất theo kiểu truyền thống- trong studio.
Cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và công nghệ mạng máy tính âm thanh trong sản xuất chương trình; xây dựng mô hình sản xuất chương trình phù hợp với tổ chức hệ chương trình mới; thống nhất về công nghệ, quy mô và thực hiện số hóa hệ thống lưu trữ âm thanh
Về dẫn truyền và phát sóng: Đài tiếng nói Việt Nam cần kết hợp nhiều cách truyền dẫn, phát sóng nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng đối nội; đầu tư, nâng cấp, mở rộng quan hệ phát sóng đối ngoại bằng sóng ngắn kết hợp phat sóng trực tiếp qua vệ tinh; tăng cường thời lượng và số ngữ phát triển trên mạng internet, báo điện tử bằng công nghệ "online" và "off line"
Chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tập trung sản xuất các phương tiện thu nghe chất lượng cao và mẫu mã đẹp. Đài nên tiến hành thường xuyên những cuộc điều tra thính giả để nắm rõ các đặc điểm về trình độ, lứa tuổi, giới tính, sở thích, thói quen tiếp nhận thông tin, để sắp xếp, bố trí một cách hợp lí các chương trình cũng như cải tiến nội dung thông tin cho phù hợp với nhu cầu của công chúng và sự phát triển của xã hội

Ngôn ngữ:vie
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
107 tr.
Bảo hiểm:Thư viện nhà C1T - 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Quyền:Access limited to members
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status