Nghiên cứu mối tương quan giữa các phương pháp điều chế polyme L-lactic với phân tử lượng và các đặc tính hóa lý, phân hủy sinh học của sản phẩm - pdf 27

Link tải miễn phí Luận văn:Nghiên cứu mối tương quan giữa các phương pháp điều chế polyme L-lactic với phân tử lượng và các đặc tính hóa lý, phân hủy sinh học của sản phẩm
Nhà xuất bản:ĐHKHTN
Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày:2010
Chủ đề:Hóa hữu cơ
Phân hủy sinh học
Phân tử lượng
Polyme sinh học
Miêu tả:101 tr.
Lựa chọn các phương pháp phân tích sản phẩm poly L-lactic, lựa chọn dung môi cho quá trình kết tinh sản phẩm PLA sau phản ứng. Thử nghiệm phản ứng polyme hóa L-lactic sử dụng xúc tác Sn và xúc tác Sn có độ phân tán khác nhau bằng phương pháp trùng ngưng trực tiếp AL trong dung dịch có kèm theo tách nước để thu được polyme phân tử khối lớn. Định dạng sản phẩm polyme thu được và xác định thành phần và hiệu suất quá trình polyme hóa. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian phản ứng, nhiệt độ và dạng xúc tác đến hiệu xuất phản ứng và phân tử lượng của sản phẩm. Nghiên cứu phân lập các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy PLA. Thử nghiệm phân hủy PLA bằng phương pháp chôn lấp, xử lý bằng vi sinh
43,87% và 53,42% khối lượng PLA-Sn75 (35.000 đvC) sau 20 ngày nuôi cấy. Điều này cũng khá logic đối với KLPT của PLA: KLPT nhỏ thì xạ khuẩn dễ phân hủy hơn so với KLPT lớn
Bước đầu thử nghiệm khả năng phân hủy của PLA trong điều kiện chôn lấp tự nhiên và ảnh hưởng của sự phân hủy đến cây trồng cho thấy PLA phân hủy nhanh ở nhiệt độ và độ ẩm cao
Hiệu suất phản ứng trùng ngưng tỉ lệ thuận với hàm lượng xúc tác trong khảo sát với tỉ lệ 1 và 2%. Sau thời gian phản ứng nhất định phản ứng trùng ngưng đạt trạng thái cân bằng, kéo dài thời gian phản ứng sau 20 phút, sản phẩm thu được có nhiệt độ nóng chảy tương đương nhau
Nguyên liệu ban đầu càng sạch, đặc biệt là monome và dung môi p-xylen sẽ cho sản phẩm có khối lượng phân tử trung bình khối cao hơn, hiệu suất phản ứng lớn hơn
Sản phẩm PLA có khối lượng phân tử là 6,2.10 4 đvC, cao hơn các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam bằng phương pháp trùng ngưng L-AL trong dung dịch kèm tách loại nước khi sử dụng hóa chất tinh khiết L-AL (Nhật) và p-xylen (Đức), xúc tác Sn 2%, kích thước hạt 10μm
Sự sai khác về kết quả xác định KLPT PLA bằng phương pháp đo độ nhớt và phương pháp GPC là 10,52%, hệ số tương quan R2=0,9394. Đã kiểm tra các phương pháp đo điểm nóng chảy, nhiệt vi sai, PLT sản phẩm đều có sự phù hợp và các phương pháp này có thể sử dụng để đánh giá sản phẩm trong các thí nghiệm
Thời gian tiếp xúc của xúc tác trong phản ứng tối thiểu là 5 giờ thì phản ứng sẽ cho sản phẩm có KLPT và hiệu suất phản ứng tối đa
Xúc tác Sn hạt có kích thước càng nhỏ thì hiệu suất phản ứng và chất lượng sản phẩm PLA (thông qua nhiệt nóng chảy và khối lượng phân tử trung bình khối) của sản phẩm càng cao
Đào tạo 1 cử nhân, 1 thạc sỹ
Đã phân lập và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý sinh hóa được 2 chủng xạ khuẩn XKG3 và XKG5 thuộc chi Streptomyces có khả năng phân hủy tốt các polymer sinh học. Hai chủng xạ khuẩn XKG3 và XKG5 ở điều kiện tối ưu có khả năng phân hủy 43,49% và 41,04% khối lượng PLA-Sn45 (48.000 đvC)
Đã xác định tỷ lệ hỗn hợp dung môi metanol: nước: xylen=72:28:10 (theo khối lượng) là tối ưu cho quá trình kết tinh của sản phẩm
Đăng trên tạp chí: the analytica Vietnam Conference 2009. Hanoi, March 19-20, 2009. pp. 16 và Journal of Analytical Sciences. Vol. 14, No.2, 2009, pp. 159-164. Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Việt Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đăng trên Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, 11/2009

Ngôn ngữ:vie
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
Bảo hiểm:Thư viện nhà C1T - 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội
Quyền:Access limited to members
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status