Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất nhân rộng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực: tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội và sức khoẻ con người trên phạm vi toàn cầu, đe dọa sự tồn tại của Trái đất và của nhân loại. Theo những đánh giá gần đây của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do BĐKH. Cuối năm 2011, tại Hội nghị BĐKH của Liên Hợp Quốc tổ chức ở Durban (Nam Phi) điều đó cũng đã được khẳng định lại. Ý kiến của các chuyên gia cho rằng BĐKH đối với Việt Nam là một nguy cơ lớn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng vô cùng nghiêm trọng khi Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng thấp ven biển. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm tăng thêm tình trạng ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đường giao thông, bến cảng, nhà máy, các đô thị và khu dân cư. Những vùng, khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là vùng núi phía Bắc, vùng đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và dải ven biển các tỉnh miền Trung,
Miền Trung bao gồm 14 tỉnh/ thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, có tổng diện tích 95.784,13 km2 và tổng dân số 19.482.435 người (tháng 4/2014), có tổng chiều dài đường bờ biển hơn 1.930 km. Miền Trung là vùng đất có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hằng năm thường xảy ra bão, lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ sông, bờ biển. Đây cũng là vùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người thuộc vào loại thấp so với mức trung bình của cả nước, tỷ lệ hộ cùng kiệt tương đối cao. Trong bối cảnh BĐKH như hiện nay, những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới… ở miền Trung gia tăng về tần suất và cường độ, tính bất thường và khắc nghiệt ngày một tăng cao. Do vậy, việc tìm ra được các giải pháp thích ứng hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, đồng thời tận dụng các cơ hội do BĐKH tạo ra là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Trước tình hình đó, các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, chính quyền địa phương và người dân đã có những nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thích ứng với tình trạng BĐKH đã và đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Trong đó, việc xây dựng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng đang rất được quan tâm. Đã có một số mô hình được nghiên cứu xây dựng và triển khai trên địa bàn cả nước nói chung và ở các tỉnh/ thành miền Trung nói riêng. Nhưng cho đến nay, việc tìm ra được các luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng để nhân rộng là vấn đề đang còn bỏ ngõ, chưa được bất kỳ một cơ quan, tổ chức nghiên cứu nào quan tâm thực hiện.
Chính vì vậy, đề tài “Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (mã số: BĐKH-18/11-15) được đặt ra là hết sức cấp bách và có ý nghĩa lớn trong nỗ lực ứng phó với BĐKH và thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển bền vững của đất nước.
2. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Vùng nghiên cứu được xác định gồm 14 tỉnh/thành thuộc vùng duyên hải miền Trung, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu được bắt đầu từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2015.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở các tỉnh/ thành miền Trung.
- Lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
- Đề xuất được các giải pháp và phương án nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trên địa bàn miền Trung.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Tổng quan về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, BĐKH ở miền Trung và phân vùng lãnh thổ phục vụ mục đích nghiên cứu.
1.1. Đặc điểm tự nhiên.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
1.3. Hiện trạng môi trường.
1.4. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội.
1.5. Tổng quan về BĐKH ở các tỉnh miền Trung.
1.6. Phân vùng lãnh thổ khu vựcf miền Trung phục vụ mục đích nghiên cứu.
Nội dung 2: Điều tra phát hiện và tổng kết, phân loại các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng và đúc rút kinh nghiệm, tri thức bản địa của người dân miền Trung trong việc phòng tránh thiên tai.
2.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu mô hình thích ứng với BĐKH.
2.2. Điều tra phát hiện các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở các tỉnh, thành miền Trung và thu thập và hệ thống hóa các thông tin, tư liệu về các mô hình.
2.3. Điều tra, khảo sát về các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng và kinh nghiệm phòng tránh thiên tai của người dân ở miền Trung.
2.4. Tổng kết các mô hình theo các yếu tố.
2.5. Phân loại các mô hình.
2.6. Đúc rút ra kinh nghiệm và tri thức bản địa của người dân miền Trung trong việc phòng tránh các loại hình thiên tai.
Nội dung 3: Phân tích kết cấu và diễn giải từng hợp phần của các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
3.1. Phân tích kết cấu và diễn giải các hợp phần của mô hình thích ứng với lũ lụt và giải pháp quản lý.
3.2. Phân tích kết cấu và diễn giải các hợp phần của mô hình thích ứng với hạn hán và giải pháp quản lý.
3.3. Phân tích kết cấu và diễn giải các hợp phần của mô hình thích ứng với nước biển dâng, xâm nhập mặn và giải pháp quản lý.
Nội dung 4: Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH và hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
4.1. Đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của nhóm mô hình (mô hình thích ứng với lũ lụt; mô hình thích ứng với hạn hán; mô hình thích ứng với nước biển dâng và xâm nhập mặn).
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của nhóm mô hình (mô hình thích ứng với lũ lụt; mô hình thích ứng với hạn hán; mô hình thích ứng với nước biển dâng và xâm nhập mặn).
Nội dung 5: Lựa chọn và hoàn thiện một số mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
5.1. Lựa chọn một số mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
5.2. Hoàn thiện một số mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung đã được lựa chọn.
Nội dung 6: Xây dựng thử nghiệm 04 mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng đã được hoàn thiện.
6.1. Phân tích và lựa chọn 04 mô hình trong các mô hình đã được hoàn thiện để triển khai xây dựng thử nghiệm.
6.2. Phân tích và lựa chọn 04 địa điểm (tỉnh, huyện, xã, thôn) phù hợp, khách quan để triển khai xây dựng thử nghiệm 04 mô hình.
6.3. Triển khai xây dựng thử nghiệm 04 mô hình thích ứng với BĐKH.
6.4. Xây dựng bản đồ vị trí của 04 mô hình được xây dựng thử nghiệm.
6.5. Tổng kết và đánh giá 04 mô hình đã được triển khai xây dựng.
6.6. Tập huấn và chuyển giao kết quả 04 mô hình cho các địa phương.
Nội dung 7: Đề xuất các phương án và giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
7.1. Đề xuất các phương án nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
7.2. Đề xuất các giải pháp nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
Nội dung 8: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở miền Trung.
8.1. Tập hợp và hệ thống hóa các thông tin, dữ liệu về các mô hình thích ứng với BĐKH ở các tỉnh/ thành của miền Trung.
8.2. Thiết kế và lựa chọn phần mềm phổ biến, thuận lợi để quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.
8.3. Biên tập và tích hợp cơ sở dữ liệu về các mô hình lên phần mềm đã được thiết kế nhằm đảm bảo dễ dàng sử dụng trong việc tra cứu và quản lý.
8.4. Phát hành các ấn phẩm dưới dạng sổ tay, tờ rơi hướng dẫn, tuyên truyền về các mô hình thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng.
5. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI
- Lần đầu tiên nghiên cứu tổng hợp và đã khái quát được một bức tranh tổng thể về các mô hình theo hướng thích ứng với BĐKH ở các tỉnh/ thành miền Trung.
- Đánh giá được 40 mô hình thích ứng với BĐKH.
- Xây dựng thành công 4 mô hình thích ứng BĐKH ở các tỉnh miền Trung (vùng Bắc Trung Bộ 2 mô hình, vùng duyên hải Nam Trung Bộ 2 mô hình).
- Đề xuất các giải pháp và phương án nhân rộng mô hình thích ứng BĐKH ở các địa phương có điều kiện tương tự khu vực nghiên cứu.
- Các cơ sở dữ liệu về mô hình thích ứng BĐKH được thể hiện đầy đủ và cập nhật thường xuyên dưới dạng một website nhằm phục vụ cho việc tra cứu và quản lý.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm giàu tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thích ứng với BĐKH, góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu vấn đề này lên một tầm cao mới, đáp ứng tốt hơn công tác ứng phó BĐKH của quốc gia.
- Đối với công tác đào tạo, đề tài đã có góp phần đào tạo cán bộ ở trình độ Thạc sĩ (5 cán bộ) và hỗ trợ đào tạo Tiến sĩ (2 cán bộ). Đồng thời thông qua 15 bài báo được đăng tải từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, góp phần nâng cao nhận thức về thích ứng với BĐKH và là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về BĐKH.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Về phân công nhiệm vụ
Căn cứ vào nội dung nghiên cứu để Chủ nhiệm đề tài phân công nhiệm vụ cho các trưởng nhóm nghiên cứu và các chuyên gia.
6.2. Về phương pháp tổ chức thực hiện
Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế là cơ quan chủ trì thực hiện, với đội ngũ cán bộ nghiên cứu đông, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu về BĐKH, mô hình thích ứng,… Đây là đội ngũ khoa học chính trong quá trình thực hiện đề tài.
Ngoài ra, đề tài còn ký hợp đồng với các chuyên gia, nhà khoa học ở một số trường đại học, viện nghiên cứu, các địa phương có liên quan để triển khai các chuyên đề khoa học, xây dựng các mô hình thử nghiệm.
7. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG
Để có được chuỗi số liệu cụ thể và đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài BĐKH-18/11-15, tập thể tác giả đã sử dụng những nguồn số liệu sau:
- Số liệu, tài liệu thống kê về phát triển các mô hình có khả năng thích ứng BĐKH, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 14 tỉnh/ thành khu vực miền Trung.
- Các tài liệu (sách, công trình nghiên cứu,…) liên quan đến mô hình thích ứng BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam.
- Cơ sở dữ liệu các loại bản đồ nền và các bản đồ chuyên đề khu vực nghiên cứu. Ngoài ra còn tham khảo thêm các ảnh vệ tinh và máy bay liên quan đến khu vực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
- Đặc biệt trong 3 tháng với hơn 7.000 km là hành trình khảo sát thực địa, tập thể tác giả đã thu được 3.815 phiếu điều tra từ chính quyền và người dân. Đồng thời, thông qua đó có thêm nhiều kiến thức thực tế và hình ảnh minh họa cho vấn đề nghiên cứu.
8. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
- Tổ chức khảo sát thực địa và làm việc với các cơ quan, tổ chức liên quan (tổ chức khảo sát thực địa xuyên suốt 14 tỉnh/ thành từ lúc bắt đầu triển khai đề tài, trong suốt quá trình thực hiện đề tài tùy thuộc vào nội dung mà Ban Chủ nhiệm đề tài có tổ chức thực địa bổ sung ở một số địa phương).
- Tổ chức các hội thảo khoa học: Đề tài đã tổ chức 4 hội thảo khoa học, trong đó tại Huế 3 hội thảo và tại Quảng Ngãi 1 hội thảo.
- Tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao kết quả 4 mô hình cho 4 địa phương.
- Về tham gia hội thảo khoa học, đăng tải các bài báo và góp phần đào tạo nguồn nhân lực:
+ Xuất bản được 1 cuốn sách chuyên khảo.
+ Trình bày 1 báo cáo khoa học do Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH tổ chức tại Đà Nẵng.
+ Đăng được 17 bài báo trên các Tạp chí/ Kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia.
+ Đào tạo được 5 Thạc sĩ và góp phần đào tạo 2 Tiến sĩ (trong đó có 1 Tiến sĩ đã bảo vệ thành công và đã được cấp bằng, 1 Nghiên cứu sinh đang thực hiện). Ngoài ra còn hỗ trợ cho một số đề tài cấp cơ sở và một số khóa luận tốt nghiệp đại học tại Đại học Huế.
9. HỢP TÁC QUỐC TẾ
Để nghiên cứu, học tập các mô hình thích ứng với BĐKH cũng như kinh nghiệm nghiên cứu về BĐKH, đề tài đã có chuyến học tập tại Nhật Bản từ ngày 12/7 đến ngày 20/7/2014.
Các địa điểm nghiên cứu, học tập:
- Khoa môi trường và Khoa học Sự sống, Đại học Okayama, Nhật Bản.
-Viện Nghiên cứu khoa học môi trường và Sức khỏe cộng đồng, tỉnh Okayama.
- Hồ nước ngọt Kojima của tỉnh Okayama; đập thủy lợi tỉnh Okayama.
Các nội dung nghiên cứu, học tập tại Nhật Bản:
- Tham gia Hội thảo:
Đề tài đã tham gia hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các nghiên cứu với Đại học Okayama, Nhật Bản. tham gia hội thảo là các nhà khoa học, nhà quản lý có nhiều thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học về môi trường, BĐKH đến từ trường Đại học Okayama, Viện Khoa học Môi trường - Nông nghiệp quốc gia Nhật Bản.
Về phía Việt Nam, thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, các tác giả đã trình bày 4 bài báo cáo chuyên đề, là những kết quả thực hiện đề tài với các nội dung như sau:
1) Giới thiệu chung về đề tài “Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở miền Trung và đề xuất nhân rộng”.
2) Tóm tắt các tri thức bản địa về ứng phó với BĐKH ở các cộng đồng miền Trung.
3) Phân vùng lãnh thổ nhằm phục vụ cho việc phát triển các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH ở các tỉnh miền Trung.
4) Các kết quả nghiên cứu về BĐKH ở vùng Bắc Trung Bộ.
Về phía Nhật Bản, các nhà khoa học và quản lý đến từ trường Đại học Okayama và Viện Khoa học Môi trường - Nông nghiệp quốc gia Nhật Bản đã có những chia sẻ trong lĩnh vực thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH, quản lý môi trường. Thành phần tham gia hội thảo về phía Nhật Bản gồm:
- GS.TS. Akhiro Nagai, trưởng khoa Công nghệ và Khoa học Môi trường, trường Đại học Okayama.
- TS. Yasuhito Shirato, trưởng nhóm dự án về giảm nhẹ hiện tượng Nóng lên toàn cầu, Viện Khoa học Môi trường-Nông nghiệp quốc gia Nhật Bản.
- GS. TS. Takeshi Fujiwara, trường Đại học Okayama.
- GS. TS. Kenji Okubo, trường Đại học Okayama.
- PGS.TS. Morihiro Maeda, trường Đại học Okayama.
- PGS.TS. Yasushi Mori, trường Đại học Okayama.
- GS.TS. Hidetaka Chikamori, trường Đại học Okayama.
Cùng các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành môi trường của trường Đại học Okayama, Nhật Bản.
Các nhà khoa học và quản lý Nhật Bản đã có những báo cáo chia sẻ như sau:
1) Thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp ở Nhật Bản.
2) Quản lý bền vững chất thải vì nền cacbon thấp, trường hợp nghiên cứu điển hình ở Iskandar, Malaysia.
3) Giải pháp với BĐKH.
4) Giới thiệu các công trình nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quản lý môi trường đất.
5) Hướng tới thích ứng với việc gia tăng nguy cơ lũ lụt do BĐKH.
/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status