Bước đầu nghiên cứu và xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệu thường xuân - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên được thiên
nhiên ưu đãi cho hệ thực vật phong phú và đa dạng, trong đó đặc biệt phải kể
đến nhóm tài nguyên cây thuốc.
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu năm 2006, Việt Nam có 3948
loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Tuy nhiên,
phần lớn các cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian hay theo Y
học cổ truyền mà chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và đầy đủ.
Trong hệ thực vật đó, thường xuân (Hedera helix L., Araliaceae) đã được
các nhà khoa học trên thế giới chứng minh có nhiều tác dụng dược lý trong
điều trị các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, bảo vệ gan … và đã được phát triển
thành thuốc điều trị các chứng bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính
(Prospan).
Tuy vậy, ở Việt Nam, loài thường xuân (Hedera nepalensis var. sinensis
(Tobler) Rehder, Araliaceae) chủ yếu được dùng làm cây cảnh và chưa có
một nghiên cứu được công bố nào về thành phần hoá học, tác dụng dược lý,
cũng như ứng dụng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy, để góp phần sáng tỏ thành
phần hoá học và sử dụng cây thường xuân ở Việt Nam làm thuốc trong lĩnh
vực dược liệu và y học cổ truyền, tui thực hiện nghiên cứu: “Bước đầu nghiên
cứu xác định thành phần hóa học và tiêu chuẩn hóa dược liệu thường xuân”
với 2 mục tiêu:
 Xác định được các nhóm thành phần hóa học của dược liệu
thường xuân ở Việt Nam.
 Tiêu chuẩn hóa dược liệu thường xuân.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Hedera
1.1.1. Vị trí phân loại chi Hedera
Theo các tài liệu [4], [6], [7], vị trí của chi Hedera trong hệ thống phân
loại thực vật dược như sau:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Hoa Hồng Rosidae
Bộ Hoa tán Apiales
Họ Nhân sâm Araliaceae
Chi Hedera
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Cây leo thường xanh có nhiều rễ móc khí sinh, không có gai. Lá mọc so le
Lá đơn không có lá kèm, phiến lá phân thùy, dài 5-10cm, rộng 3-8cm, gân
chân vịt. Cụm hoa chùy, gồm nhiều tán, có lông sao. Hoa nhỏ, màu vàng
trắng và lục trắng; lá bắc rất nhỏ; dài có 5 răng nhỏ; tràng 5, gốc rộng, có một
mào cuốn ở giữa; nhị 5; bầu 5. Quả hạch tròn, khi chín màu đen [8], [9], [10].
1.1.3. Phân bố
Thường xuân phát triển tự nhiên ở miền Tây, trung tâm và Nam châu Âu
nhưng giờ nó cũng được đưa vào Bắc Mỹ và châu Á. Nó là 1 loại cây cảnh
phổ biến tại nhiều nước [23].
Ở châu Á, chúng phân bố ở vùng nhiệt đới ẩm và ôn đới ẩm, từ vùng cận
Himalaya thuộc Ấn Độ qua Tây- Nam Trung Quốc xuống Bắc Việt Nam [8].
Tại Việt Nam tìm thấy loài Hedera nepalensis var. sinensis (Tobler)
Rehder, Araliaceae ở Lào Cai (Sapa), Lai Châu ở độ cao trên 1300m [6], [9].

3ay4a4RTM2KveK5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status