HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG CỦA BOKASHI TRẦU - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

THỬ NGHIỆM HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG CỦA BOKASHI TRẦU TRÊN AO NUÔI TÔM SÚ TẠI THỪA THIÊN HUẾ


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, nghề nuôi tôm ở nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng bên cạnh những thành công đã đạt được về giá trị kinh tế nâng cao đời sống của người dân thì cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, dịch bệnh tràn lan trên diện tích rộng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đến giữa tháng 6 năm 2007, có hơn 800/2.848 ha hồ tôm đã thả nuôi ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại cho người dân hơn 13 tỷ đồng.
Sự thay đổi của nhân tố môi trường cùng với tác động tiêu cực của con người dẫn đến việc xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến các đối tượng thủy sản, một trong những tác nhân gây bệnh trên tôm có thiệt hại lớn là Ký sinh trùng, Ký sinh trùng thường là tác nhân mở đường làm giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập dễ dàng dẫn đến tôm bị bệnh và có thể làm tôm bị chết.
Để phòng và trị môt số bệnh trên tôm thì những loại thuốc có nguồn gốc thảo dược như Bokashi trầu có vai trò quan trọng vì ngoài khả năng phòng bệnh hiệu quả thì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Để thử nghiệm hiệu quả của Bokashi trầu trong việc phòng và trị bệnh do Ký sinh trùng gây ra đồng thời bảo vệ tốt môi trường nuôi là vấn đề rất được quan tâm.
Được sự đồng ý của trường Đại học Nông lâm Huế - Khoa Thủy sản và giáo viên hướng dẫn, nhóm chúng tui tiến hành đề tài: “Thử nghiệm hiệu quả phòng bệnh do ký sinh trùng của bokashi trầu trên ao nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế”.
Mục tiêu đề tài:
- Nghiên cứu ứng dụng của chế phẩm bokashi trầu để phòng bệnh ký sinh trùng trên tôm sú nuôi tại Thừa Thiên Huế
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Đối tượng: Bokashi trầu được cung cấp từ khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm Huế
Vật liệu: Ký sinh trùng phân lập trên tôm sú tại Thừa Thiên Huế
2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Tháng 4/2010 đến 11/2010
Địa điểm: Thu mẫu tại ao nuôi tôm sú ở xã Quãng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm Huế
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần giống ký sinh trùng trên tôm sú
- Nghiên cứu thử nghiệm khả năng phòng bệnh ký sinh trùng của Bokashi trầu trên ao nuôi tôm sú.


vnfyeeO5IcgRESw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status