Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………. 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 1970 đến nay, tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi của thế giới
đạt tốc độ bình quân 8,9% mỗi năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng khai
thác thủy sản (1,2%) và sản lượng chăn nuôi (2,8%) (FAO, 2009). Để đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng của con người về thực phẩm, sản lượng nuôi trồng
thủy sản cần tăng gấp 5 lần trong vòng 5 thập niên tới đây (FAO, 2009).
Với mục tiêu phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản cần khắc phục
những trở ngại như: (a) Tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi nhưng không làm
tăng đáng kể việc sử dụng nguồn nước và đất; (b) Phát triển các hệ thống nuôi có
khả năng hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái; và (c) Phát triển các hệ
thống nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Để giải quyết toàn diện các vấn đề trên, cần
phát triển các hệ thống nuôi thâm canh, tái sử dụng nước, giải quyết cơ bản vấn
đề chất thải từ thủy sản nuôi và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong những
năm qua, hệ thống nuôi thủy sản đã dần được phát triển và hoàn thiện như nuôi
thâm canh có thay nước, thâm canh ít thay nước, nuôi tuần hoàn, và gần đây là
hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc. Trong những hệ thống nuôi trên,
ngoài mục tiêu tăng năng suất, mục tiêu tiết kiệm nước, hạn chế chất thải và
nâng cao hiệu quả thức ăn đã từng bước được cải thiện. Mặc dù còn trong giai
đoạn thử nghiệm, hệ thống nuôi ứng dụng công nghệ biofloc có khả năng giải
quyết được hầu hết những vấn đề ở trên khi vừa đảm bảo năng suất cao, an toàn
sinh học, xử lý chất thải và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Công nghệ biofloc (viết tắt là BFT) dựa trên nguyên lý không hay ít thay
nước, bổ sung nguồn cacbon làm thức ăn cho vi sinh vật dị dưỡng với tỷ lệ phù
hợp với lượng nitơ có sẵn trong nước ao tạo điều kiện cho chúng phát triển
chiếm ưu thế trong thủy vực. Vi sinh vật dị dưỡng sẽ chuyển hóa các hợp chất
chứa nitơ trong nước ao thành protein sống trong sinh khối của chúng. Nhờ vậy
nguồn nitơ từ chất thải hòa tan trong nước ao được tái sử dụng, chuyển hóa
thành sinh khối thức ăn tự nhiên cho cá nuôi nên hiệu quả sử dụng thức ăn được
cải thiện. Trong công nghệ này, khái niệm floc dùng để chỉ tập hợp vật chất hữu
cơ lơ lửng trong nước bao gồm tảo, động vật nguyên sinh, vi sinh vật trong đó vi
sinh vật dị dưỡng chiếm ưu thế được gắn kết với nhau bằng chất keo sinh học
(Polyhydroxy Alkanoate - PHA). Tập hợp các biofloc là nguồn thức ăn tự nhiên
giàu dinh dưỡng cho cá nuôi. Trong hệ thống nuôi theo BFT, tỷ lệ chuyển hóa
nitơ trong thức ăn thành sinh khối cá đạt 45 – 50%, trong khi các hệ thống nuôi
thông thường tỷ lệ này chỉ đạt từ 17,0 – 43,3% (Avnimelech, 2009).
Nhằm tăng cường quá trình chuyển hóa các hợp chất chứa N trong nước
ao thành protein trong sinh khối vi sinh vật thì việc bổ sung nguồn C làm thức ăn
cho vi sinh vật phải phong phú. Trong đó nguồn C và tỷ lệ C:N là rất quan trọng
trong các hệ thống nuôi áp dụng BFT. Nguồn C phải đảm bảo dễ hòa tan đều
trong nước, được vi sinh vật sử dụng dễ dàng và có giá thành thấp. Tỷ lệ bổ sung
C phải vừa đủ (cân bằng) với lượng N có sẵn trong ao đáp ứng nhu cầu của vi
sinh vật. Nếu nguồn C thiếu thì vi sinh vật sẽ không chuyển hóa hiệu quả nguồn
N trong nước ao, ngược lại nếu bổ sung thừa C sẽ gây ô nhiễm môi trường nước
ao nuôi. Theo Avnimelech (2009), nguồn C có thể là các nguyên liệu thức ăn
giàu tinh bột hay rỉ đường có giá thành thấp được bổ sung trực tiếp vào thức ăn
hay bón vào ao nuôi với tỷ lệ C/N > 12,5:1. Việc xác định nguồn C và tỷ lệ C/N
phù hợp cho sự hình thành biofloc trong điều kiện ở Việt Nam với mục tiêu xác
định được nguồn C có hiệu quả cho sự hình thành biofloc và có giá thành thấp và
tỷ lệ C/N phù hợp khi sử dụng nguồn C đó sẽ là cơ sở quan trọng cho việc ứng
dụng công nghệ BFT vào sản xuất.
Đề tài nghiên cứu này đã tiếp cận theo hướng thực hiện các nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm để xác định bộ thông số kỹ thuật chủ yếu khi ứng dụng
công nghệ BFT trong nuôi thâm canh cá rô phi: Khẩu phần cho ăn phù hợp, hiệu
quả sử dụng thức ăn, hiệu quả làm sạch môi trường, chỉ số thể tích biofloc FVI.
Để góp một phần cơ sở khoa học, thực tiễn cho vấn đề nêu trên, việc thực
hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofloc (cân bằng nitơ cacbon)
trong nuôi thâm canh cá rô phi (Oreochromis niloticus) thương phẩm ” mang
tính cấp thiết và thực tế cao.
Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần xây dựng được mô hình nuôi cá rô phi (Oreochromis niloticus)
thâm canh đạt năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
Mục tiêu cụ thể
• Xác định được nguồn cacbon và tỷ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành
biofloc làm cơ sở cho việc bổ sung cacbon.
• Xác định được cơ sở khoa học và các giải pháp kỹ thuật chính của công
nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm.
Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu xác định nguồn cacbon và tỉ lệ C/N phù hợp cho sự hình
thành biofloc.
• Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi rô phi thương
phẩm qui mô phòng thí nghiệm. (Nghiên cứu xác định khẩu phần ăn
phù hợp trong nuôi thâm canh cá rô phi ứng dụng công nghệ biofloc).


7IHOohyBWkr3K7K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status