Giao nhận và quản lý hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển dần sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, mở cửa và vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển,
đảm bảo sự lưu thông hàng hóa với các nước, khai thác tiềm năng và thế mạnh
trong nước cũng như thế giới. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng
mạnh, quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng mở rộng, lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu hàng năm tăng đáng kể. Một trong những dịch vụ phục vụ đắc lực cho hoạt động
xuất nhập khẩu là giao nhận vận tải quốc tế. Chính sách mở cửa hội nhập với nước
ngoài đã tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn
đầy tiềm năng nhưng cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.
Giao nhận hàng hoá là một trong những khâu vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy
quá trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua diễn ra nhanh chóng
hơn, thuận tiện hơn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp
đồng mua bán ngoại thương. Cho nên, tuy mới ra đời nhưng nó đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu được trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốc dân.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, đáng chú ý là từ
năm 1990 trở lại đây, ngành nghề dịch vụ giao nhận đã phát triển mạnh cả về số
lượng kim ngạch, quy mô hoạt động cũng như phạm vi thị trường với nước ngoài.
Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi
nhuận tương đối ổn định. Ta có thể nhận định rằng việc phát triển kinh doanh dịch
vụ giao nhận kho vận ở nước ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực.
Người làm dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp
tác với nước ngoài, tổ chức các tuyến đường vận tải, đưa hàng hoá đi và đến đáp
ứng yêu cầu của người xuất nhập khẩu.
- 2 -
Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động
của ngành giao nhận Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển
nên vẫn còn tồn tại không ít bất cập, trong đó nổi lên vấn đề khá bức xúc đối với cả
doanh nghiệp trong ngành và Nhà nước là việc quản lý và kiểm soát hoạt động giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay. Chính vì lẽ đó, việc nghiên
cứu, hoàn thiện nghiệp vụ và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần được đưa ra nghiên
cứu nhằm tìm ra biện pháp để tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển của ngành. Và
đấy cũng là lý do để người viết chọn đề tài: “Giao nhận và quản lý hoạt động giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu của các nghiên cứu sinh,
cũng như một số bài viết của sinh viên trường Đại học Ngoại thương và sinh viên
một số trường khác về hoạt động giao nhận, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển,
đường hàng không... Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới
tình hình quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam hiện nay và kiến nghị một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giao nhận nhằm đáp ứng yêu
cầu hội nhập.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và công
tác quản lý hoạt động giao nhận của Việt Nam hiện nay, xác định được điểm mạnh,
điểm yếu để từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của loại hình dịch vụ này, đồng thời tăng cường công tác quản lý của Nhà
nước để góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu
hội nhập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trước hết, bài viết nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý thuyết chung về
giao nhận vận tải hàng hoá như khái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa...; đồng thời

6k1lxUuNHi1qvdm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status