Tác động của enzyme Flavourzyme đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm sú (Penaeus monodon) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Với mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tìm ra hƣớng mới trong
ứng dụng phụ phẩm thịt đầu tôm sú chế biến thành những sản phẩm giá trị gia tăng,
đề tài tiến hành khảo sát ảnh hƣởng của việc bổ sung chế phẩm flavourzyme đến
hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm sú. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động của enzyme flavourzyme nhƣ điều kiện pH môi trƣờng, nhiệt độ và thời
gian thủy phân, tỷ lệ enzyme bổ sung đã đƣợc khảo sát. Kết quả thí nghiệm cho
thấy, hiệu suất thủy phân protein thịt đầu tôm sú bằng chế phẩm flavourzyme
thƣơng mại đạt cao nhất (20,53%) khi tiến hành thủy phân nhiệt độ 50C và thời
gian 3 giờ, tƣơng ứng với tỷ lệ enzyme bổ sung 1,5%. Đồng thời, quá trình thủy
phân protein đạt hiệu suất cao khi điều chỉnh pH môi trƣờng là 7.
Từ khóa: điều kiện thủy phân, flavourzyme, hiệu suất thủy phân, thịt đầu tôm sú.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, thuận lợi cho việc phát triển các
ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nƣớc ta là một trong những nƣớc
xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, trong đó tôm sú là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao
nhất. Tôm sú cũng là loại thủy sản đƣợc nuôi trồng rộng rãi. Hằng năm, nƣớc ta thu
hoạch khoảng 268 nghìn tấn tôm sú từ đánh bắt và nuôi trồng (Hiệp hội chế biến và
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, 2013). Trong khi tôm sú thế giới đang dần
đi xuống vì sự gia tăng mạnh mẽ của tôm thẻ chân trắng thì Việt Nam vẫn giữ ổn
định về sản lƣợng nuôi trồng. Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến cuối tháng
10/2014, sản lƣợng tôm sú nuôi đạt 241 nghìn tấn (bằng 105% so với 10/2013).
Một vấn đề đặt ra, với sản lƣợng tôm khá lớn, quá trình sơ chế tôm đông lạnh thải ra
một khối lƣợng lớn phụ phẩm tôm nhƣ vỏ, đầu, đuôi,... Uớc tính có khoảng 140
nghìn tấn phụ phẩm từ tôm sú thải ra hằng năm. Trong đó có khoảng 65.000 tấn đầu
tôm đƣợc thải ra từ các nhà máy, chiếm khoảng 34% khối lƣợng nguyên liệu ban
đầu (Schoemaker et al., 2005). Từ vấn đề trên đã có nhiều nghiên cứu tận dụng phụ
phẩm thủy sản vào các lĩnh vực khác nhau. Nổi bật trong số đó là sản xuất chitin và
chitosan từ phụ phẩm của tôm (chủ yếu sử dụng phần vỏ). Tuy nhiên, chi phí cho
viêc tách vỏ khỏi phần thịt đầu cũng là một vấn đề. Các nghiên cứu thủy phân thịt
đầu tôm bằng acid, hay enzyme nội tại cho thấy khuyết điểm về thời gian cũng nhƣ
nảy sinh m i khó chịu do. Trái lại, phần thịt đầu tôm chứa lƣợng protein khá cao
(14 – 16%) vẫn chƣa đƣợc quan tâm, chủ yếu đƣợc d ng làm thức ăn cho gia súc
gia cầm (Nguyễn Hoàng Minh, 2010).
Việc ứng dụng các chế phẩm enzyme trong các quá trình sản xuất thực tế ngày
càng đƣợc chú trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở Việt Nam bƣớc đầu đã có nhiều
nghiên cứu ứng dụng enzyme trong chế biến nông sản, bia rƣợu, các sản phẩm thịt
và thủy sản, Trong đó, enzyme protease là nhóm đƣợc ứng dụng nhiều nhất trong
các lĩnh vực chế biến thịt và thủy sản. Việc sử dụng enzyme tạo ra khá nhiều lợi thế
về thời gian cũng nhƣ hiệu suất, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ứng dụng
protease vào thủy phân phụ phẩm thủy sản nói chung và phụ phẩm tôm nói riêng đã
đƣợc áp dụng nhiều trên thế giới nhằm rút ngắn thời gian trong quá trình sản xuất
chitin và chitosan và chiết tách sắc tố nhƣ carotenoprotein từ phụ phẩm tôm. Ở Việt
Nam, việc bổ sung protease để tăng hiệu suất thủy phân protein gần đây cũng đƣợc
ứng dụng nhƣng chủ yếu trên cá. Trần Thị Hồng Nghi và ctv (2013) tiến hành sử
dụng protease từ vi khuẩn để thủy phân phụ phẩm cá tra. Thủy phân phụ phẩm tôm
tạo sản phẩm giá trị gia tăng vẫn còn rất hạn chế.

Vấn đề cho thấy cần tăng hiệu suất thủy phân thịt đầu tôm để rút ngắn thời
gian cho quá trình sản xuất chitin và chitosan, song song đó tận dụng nguồn protein
và acid amin thu đƣợc sử dụng vào thực phẩm. Heu et al. (2003) chỉ ra rằng
dịch thủy phân protein từ phế liệu đầu tôm có chứa thành phần acid amin khá cao và
có giá trị về mặt sinh học. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu suất thủy phân thu
lại nguồn acid amin từ protein đầu tôm là rất cần thiết, vì không những vừa nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên mà còn góp phần khuyến khích cải tiến công nghệ
sản xuất chitin ở Việt Nam theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng. Xuất phát từ
những vấn đề trên, việc khảo sát ảnh hƣởng của điều kiện thủy phân đến hiệu quả
thủy phân thịt đầu tôm sú (Penaeus monodon) bằng enzyme flavourzyme là một vấn
đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là khảo sát một số yếu tố có ảnh hƣởng
đến hiệu suất thủy phân thịt đầu tôm sú bằng cách bổ sung enzyme flavourzyme
thƣơng mại. Đề tài tiến hành với các nội dung khảo sát chủ yếu sau:
 Xác định pH môi trƣờng thích hợp cho quá trình thủy phân thịt đầu tôm
sú bằng enzyme flavourzyme;
 Xác định tỷ lệ enzyme phù hợp cho quá trình thủy phân thịt đầu tôm sú
bằng enzyme flavourzyme;
 Xác định nhiệt độ và thời gian thích hợp nhằm tăng hiệu suất thủy phân
thịt đầu tôm sú.

l6v7oujhb67ZBAW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status