Biểu đồ ROC: khảo sát test chẩn đoán - THỐNG KÊ Y HỌC SỬ DỤNG SPSS - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Kì thi tuyển sinh vào đại học Y khoa có thể xem như 1 test chẩn đoán, nhằm xác định những hạt

giống ưu tú nhất có tiềm năng trở thành bác sĩ sau này. Như mọi quy trình sàng lọc khác, kết quả

trúng tuyển dựa hoàn toàn vào 1 giá trị ngưỡng là điểm chuẩn. Cánh cửa vào trường Y khoa thường

hẹp với đa số thí sinh, có nhiều bạn bè tui thi đến lần thứ 3 mới đỗ. Thời của tui sau khi thi xong khó

có học sinh nào ăn ngon ngủ yên ngay cả khi họ làm bài tốt, chúng tui trông chờ điểm chuẩn như một

bản án mà quan tòa phán ra, ai sẽ lên thiên đường và ai sẽ vào hỏa ngục. Có một câu chuyện buồn

về một cô bạn của tôi, khi công bố điểm chuẩn cô ta chỉ thiếu 0,5 điểm và bị đánh trượt. Cô ấy tuyệt

vọng, bị gia đình đánh đập và thậm chí nghĩ đến chuyện tự sát. Nhưng chỉ vài ngày sau, người ta

nâng điểm chuẩn lên 1 điểm để lấy thêm chỉ tiêu. Và cô ta đã trúng tuyển (Cô bạn ấy sau này trở

thành một bác sĩ giỏi).

Trên lâm sàng, đôi khi chúng ta phải đắn đo rất lâu trước một quyết định chẩn đoán. Nhiều lúc, ta

đối chiếu kết quả xét nghiệm với một ngưỡng giá trị mong manh mà dựa vào nó một người có thể

được xem là bình thường hay bệnh lý.

Một điều thú vị là bác sĩ tại VN ngày càng chủ động hơn khi tham gia vào nghiên cứu giá trị chẩn

đoán của các biomarker (dấu chỉ sinh học). Có lẽ sự phát triển về trang thiết bị tại bệnh viện là

nguyên nhân chính. Khái niệm biomarker rất rộng, nó có thể là một thang điểm trong chẩn đoán

hình ảnh, dấu hiệu giải phẫu bệnh lý, nồng độ một protein hay kháng thể trong máu, dấu hịệu sinh

lý, số lượng tế bào viêm, vân vân...Nghiên cứu về biomarker vừa dễ, vừa khó. Dễ dàng ở khâu thu

thập số liệu (bệnh nhân đông, kết quả xét nghiệm có sẵn và phong phú), việc tạo ra đề tài mới cũng

dễ dàng vì chỉ cần có trong tay 1 thiết bị xét nghiệm mới, một biomarker mới là có thể đẻ ra một đề

tài nghiên cứu nào đó cho luận văn tốt nghiệp, nội trú, cao học hay nghiên cứu sinh. Thậm chí 1

người cũng có thể tự mình làm nghiên cứu loại này. Nhưng nghiên cứu về biomarker lại khó trong

việc phân tích số liệu, diễn giải kết quả. Với thiết kế mô tả, case control, ta chỉ cần so sánh giữa

nhóm bệnh và nhóm chứng để tìm sự tăng, giảm ... là đủ; nhưng khi đi sâu vào khảo sát giá trị chẩn

đoán, so sánh nhiều biomarker với nhau, có thể phải dùng tới biểu đồ ROC; có nhiều bạn sử dụng

phương pháp này nhưng ít người khai thác hết thông tin mà nó mang lại và xử lý thống kê chính xác,

đến nơi đến chốn. Mặt khác, SPSS là phần mềm thống kê chưa hoàn hảo, nó cho phép vẽ đường

cong ROC, tính AUC nhưng không cho phép phân tích sâu...

Vì thế, trong tài liệu này Bs. Khả Nhi sẽ hướng dẫn các bạn khai thác tối đa thông tin về đường cong

ROC, bao gồm 3 bước :

- Vẽ đường cong ROC và tính diện tích dưới đường cong AUC bằng SPSS

- Xác định điểm cắt tối ưu cho chẩn đoán dựa vào Youden Index J và khoảng cách tối thiểu d

- So sánh 2 AUC khác nhau bằng Phương pháp Hanley-McNeil

Tài liệu được trình bày theo hình thức đơn giản đến mức tối đa để các bạn có thể sử dụng ngay.

/file/d/0B1vaOU ... IwTHc/view
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status