Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn tại Thành Phố Hồ Chí Minh - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thế giới hiện nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm
vật chất cụ thể, mà bên cạnh đó còn có tồn tại với các sản phẩm dịch vụ. Dịch
vụ được coi là ngành kinh tế thứ 3 và là ngành công nghiệp không khói. Ở các
nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân thường rất cao.
Đã có không ít tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động dịch vụ bởi lẽ nó mang
lại hiệu quả kinh tế cao và đang là xu hướng thời đại.
Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ
hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất
lẫn trong khu vực dịch vụ, quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp
và thương mại mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ logistics đang ở
giai đoạn đầu của sự phát triển. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa rất
quan trọng, đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được về
thời gian và chất lượng của các loại hình dịch vụ khác. Nếu ngành logitics nước
ta phát triển, chi phí logistics giảm, thì các doanh nghiệp giảm chi được lượng
tiền rất lớn cho khâu logistics để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh
cho hàng hóa Việt Nam, làm lợi cho người dân cho đất nước.
Logistics mới hình thành ở Việt Nam từ khi đất nước mở cửa và ngành
vận tải biển bắt đầu phát triển. Việt Nam có nguồn thu nhập logistics chiếm từ
10 – 15% GDP quốc gia (khoảng 8 – 10 tỉ USD/năm bằng 12% GDP), xếp
53/155 nước trên thế giới. Tuy nhiên, một điều đáng lo là logistics Việt Nam có
quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, thiếu đồng bộ, không đủ sức cạnh tranh
với nước ngoài, chỉ đảm nhận một phần công đoạn trong dây chuyền nội địa
(như xếp dỡ, lưu kho bãi, kiểm đếm, làm thủ tục giao nhận hàng hóa...) thực
chất là làm thuê cho các hãng tàu nước ngoài. Vì vậy, nhiều năm qua, các tập
đoàn hàng hải quốc tế vẫn tiếp tục kiểm soát ngành logistics ở các cảng biển
Việt Nam và thị phần hầu như không thay đổi. Chi phí logistics của Việt Nam
có khi lên đến 20% trong giá thành vận tải, trong khi trên thế giới bình quân từ
8–10%.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia
tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam
đang có bước phát triển mạnh mẽ khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 2009 là thời điểm
Việt Nam thực thi cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ các
2
hiệp định đã ký kết với WTO, trong đó có lĩnh vực logistics, theo đó, đến năm
2014, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ được phép kinh doanh loại
hình dịch vụ này tại nước ta.
Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hoá dịch vụ Logistics
trong WTO và Hội nhập ASEAN về Logistics theo lộ trình 4 bước đến năm
2014 là: (1) Tự do hoá thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế; (2) Tạo cơ hội cho doanh
nghiệp trong lĩnh vực Logistics; (3) Nâng cao năng lực quản lý Logistics và (4)
Phát triển nguồn nhân lực. Bối cảnh đó đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho
ngành Logistics ở Việt Nam.
Trước tình hình đó, công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn đã từng bước hoàn
thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và phát
triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là cần nhìn nhận lại tình
hình, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động hơn
nữa.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty, em mong muốn đóng góp
một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty cổ phần Hàng hải Sài
Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty cổ phần
Hàng Hải Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xác định được những điểm
mạnh cũng như rút ra những hạn chế mà công ty vấp phải trong giai đoạn 2010
– 2012, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình kinh doanh chung của công ty trong giai đoạn 2010
– 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích thực trạng kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty cổ phần
Hàng Hải Sài Gòn hiện đang kinh doanh. Xác định được điểm mạnh cũng như
hạn chế của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh
và khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực tế việc kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty như thế nào?
- Việc kinh doanh của công ty có những ưu nhược điểm gì?

vga59i8olA0P9mO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status