Đồ án Xử lý nước thải nhà máy giấy - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


MỤC LỤC

Khái quát chung về ngành kĩ thuật hóa học 4
Giới thiệu về Viện Kỹ thuật Hóa học 6
I. SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI. 10
1. Sự ô nhiễm nước 10
1.1. Ảnh hường do nước thải gây ra đối với nguồn nước tiếp nhận 11
1.2. Phân loại nước thải 12
1.3. Hiện tượng nước bị ô nhiễm 13
2. Các thông số đặc trưng của nước thải 18
2.1. Hàm lượng chất rắn 18
2.2. Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen) 21
2.3. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand) 22
2.4. Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand) 23
2.5. Các chất dinh dưỡng 24
2.6. Chỉ thị chất lượng về vi sinh của nước 25
2.7. Các tác nhân độc hại và các hợp chất liên quan về mặt sinh thái 25
II. ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY 26
1. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước và nước thải nhà máy giấy 26
2. Khái quát về quy trình sản xuất giấy 28
3. Nguồn gốc, đặc tính của nước thải nhà máy giấy 29
4. Các thông số đặc trưng của nước thải nhà máy giấy 31
III. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY 34
1. Phương pháp xử lý nước thải nói chung 34
1.1. Phương pháp cơ học 34
1.2. Các phương pháp hóa lý 37
1.3. Phương pháp hóa học 44
1.4. Phương pháp xử lý sinh học 54
2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy giấy ở Việt Nam 57
2.1. Quy trình 1 57
2.2. Quy trình 2 59
2.3 Ưu nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải 61
3. Một số hình ảnh minh họa và chức năng của các bể 61
IV. KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67















Khái quát chung về ngành kĩ thuật hóa học
Hóa học hình thành như một khoa học độc lập mới chỉ vài trăm năm, nhưng mầm mống của hóa học có từ hàng chục nghìn năm về trước. Ngay từ xã hội Cộng sản nguyên thủy, với việc tìm ra lửa, con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm, chế biến thức ăn và sau này chế biến nhiều sản phẩm khác. Có thể nói phản ứng cháy là phản ứng đầu tiên con người biết đến và sử dụng nhiều nhất và sớm nhất vì sự phát triển của xã hội loài người. Hóa học phát triển rất lấu trước chúng ta, từ những trung tâm văn hóa lớn của thế giới như Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ... Trải qua nhiều thời kỳ hình thành và phát triển, hóa học mới có diện mạo như ngày nay, với những cơ sở lý thuyết vững vàng và kiến thức thực nghiệm đầy sức thuyết phục.
Chúng ta cùng tìm hiểu những mốc son đã làm cho hóa học có diện mạo như ngày nay!
1. Thời kì cổ đại (hay thời kỳ trước giả kim thuật): Từ Thượng cổ cho đến thế kỷ IV. Đó là thời kỳ xuất hiện các kiến thức hóa học của loài người trong xã hội cộng sản nguyên thủy và chiếm hữu nô lệ. Trong thời kì này chưa hình thành các khái niệm cho phép khái quát các kiến thức hóa học thực hành mà loài người thu được, nhưng đã xuất hiện một số ngành sản xuất hóa học thủ công và một số quan niệm triết học đầu tiên về cấu tạo vật chất, đồng thời lẻ tẻ cũng có những hoạt động giả kim thuật và chế tạo thuốc trường sinh.
2. Thời kì giả kim thuật: Từ thế kỉ IV đến thế kỉ XVI, đó là thời kì trung cổ trong lịch sử châu Âu. Một trào lưu rầm rộ hình thành nhằm tìm kiếm hòn đá triết học, chế thuốc trường sinh, dung môi vạn năng, tìm cách biến đổi các kim loại không quý thành vàng...
Song song với trào lưu giả kim thuật, hóa học thực hành và các nghề thủ công tiếp tục phát triển. Nhiều ngành sản xuất được hoàn thiện và phát triển như: nấu quặng thành kim loại, bắt đầu luyện coban, kẽm, antimon, bitmut... thủy tinh mầu, thuốc nhuộm, thuốc nổ...
3. Thời kì kết hợp: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, trong đó có các trào lưu: Hóa y học, hóa khí, hóa kĩ thuật, thuyết flogiston.
Đây là thời kì phục hưng của nền văn hóa châu Âu.
Các nhà hóa học từ bỏ lí thuyết giả kim thuật thần bí và vô hiệu quả để trở về với thực tế cuộc sống. Họ tiến hành tìm thuốc chữa bệnh, đẩy mạnh quá trình luyện kim và chế tạo các loại vật liệu, nghiên cứu các loại "không khí"...


5h34NZ93MKT7dZ8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status