nghiên cứu quy trình trích ly gamma oryzanol từ cám gạo để chế biến thực phẩm chức năng - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Phần I MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÁM GẠO 3
2.1.1. Thành phần của cám gạo 3
2.1.2. Công dụng của cám gạo 8
2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GAMMA ORYZANOL 9
2.2.1. Khái niệm Gamma oryzanol 9
2.2.2. Tác dụng của Gamma oryzanol 11
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT GAMMA ORYZANOL TỪ CÁM GẠO TRÊN THẾ GIỚI 13
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT GAMMA ORYZANOL TỪ CÁM GẠO TRONG NUỚC 15
2.5. NHU CẦU VÀ THỊ TRƯỜNG SỬ DỤNG GAMMA ORYZANOL TRONG NƯỚC Error! Bookmark not defined.
2.6. NHU CẦU VÀ THỊ TRƯỜNG SỬ DỤNG GAMMA ORYZANOL NGOÀI NƯỚC Error! Bookmark not defined.
2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY HOẠT CHẤT 17
2.8. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY CÁM GẠO 19
2.8.1. Số lượng dung môi 19
2.8.2. Loại dung môi 19
2.8.3. Mật độ của cám gạo 19
2.8.4. Độ ẩm 19
2.8.5. Nhiệt độ 20
Phần III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 21
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22
3.2.1. Nghiên cứu quy trình trích ly Gamma oryzanol từ cám gạo 22
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.3.1. Xử lý cám gạo nguyên liệu trước khi trích ly 23
3.3.2. Xác định loại dung môi ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly 23
3.3.3. Xác định nồng độ trích ly ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly 24
3.3.4. Xác định nhiệt độ trích ly ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly 25
3.3.5. Xác định thời gian trích ly đến hiệu suất trích ly 26
3.3.6. Xác định Gamma oryzanol 28
3.3.7. Phương pháp toán học 30
Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. XỬ LÝ CÁM GẠO NGUYÊN LIỆU TRƯỚC KHI TRÍCH LY 32
4.1.1. Nghiên cứu xác định phương pháp xử lý cám nguyên liệu cho trích ly Gamma ozyzanol từ cám gạo 32
Phần V 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1. KẾT LUẬN 47


Phần I
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời gắn liền với nền văn minh lúa nước nên từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và nền kinh tế xã hội nước ta. Trong những năm gần đây, nước ta đã trở thành một trong ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Quá trình chế gạo đã tạo ra một lượng lớn phế phụ phẩm là cám gạo. Cám gạo có giá thành thấp thường được người dân sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, chưa khai thác được hết tiềm năng về giá trị vốn có của nó. Nếu để lâu sẽ bị ôi hỏng, gây lãng phí lớn. Cám gạo có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá như protein, lipit, glucocide, vitamin… nhưng không nhiều người biết rằng cám gạo chứa nhiều chất chống oxi hóa đặc biệt quan trọng là gamma oryzanol có lợi cho sức khỏe để chữa bệnh và được sử dụng làm mỹ phẩm có giá trị kinh tế cao. Gamma oryzanol có trong cám gạo, thóc nảy mầm, cám đại mạch, ngô nảy mầm… nhưng chỉ trong cám gạo mới có hàm lượng gamma oryzanol nhiều hơn cả, còn ở cám đại mạch, ngô nảy mầm… có lượng gamma oryzanol rất thấp.
Hiện nay chế phẩm gamma oryzanol được sử dụng cho sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm chứa gamma oryzanol đều phải nhập khẩu. Ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về tách chiết gamma oryzanol từ cám gạo, nguyên liệu này phần lớn vẫn còn nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác. Do vậy việc nghiên cứu sử dụng cám gạo để sản xuất gamma oryzanol để phục vụ cho công nghệ thực phẩm, chế biến thực phẩm chức năng là hết sức quan trọng.
Nhận thấy được sự cần thiết của vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Viện Cơ điện nông nghiệp – Công nghệ sau thu hoạch và bộ môn Công nghệ sau thu hoạch – Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu quy trình trích ly gamma oryzanol từ cám gạo để chế biến thực phẩm chức năng”.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Xây dựng quy trình trích ly và thu nhận gamma oryzanol từ cám gạo để chế biến thực phẩm chức năng.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu chế độ xử lý cám gạo nguyên liệu trước khi trích ly.
- Xác định loại dung môi, nồng độ dung môi đến hiệu suất trích ly gamma oryzanol từ cám gạo.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian trích ly đến hiệu suất trích ly gamma oryzanol.
- Xây dựng quy trình trích ly gamma oryzanol từ cám gạo.
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÁM GẠO
2.1.1. Thành phần hóa học của cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm chính thu được từ lúa sau khi xay xát và thường chiếm khoảng 10% trọng lượng lúa. Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, cũng như một phần từ tấm. Cám gạo có màu sáng và mùi thơm đặc trưng. Tỷ lệ protein trong cám gạo mịn có thể đạt 12 – 14 %. Lượng protein thô ở cám gạo cao hơn so bắp hạt. Lượng chất béo trong cám gạo rất cao (15 – 22 %), thường dùng chiết xuất dầu cám, chất đạm trên 12%, chất sắt trên 14 %. Trong cám gạo ngoài những thành phần có giá trị dinh dưỡng như protein, lipit, glucocide, vitamin … trong cám gạo còn chứa hỗn hợp chất đặc biệt quan trọng đó là gamma oryzanol. Gamma oryzanol có trong cám gạo, thóc nảy mầm, cám đại mạch, ngô nảy mầm… chỉ trong cám gạo mới có hàm lượng gamma oryzanol nhiều hơn cả (1.0 – 4.0 % trọng lượng), còn ở cám đại mạch, ngô nảy mầm… có hàm lượng gamma oryzanol rất thấp [7,15, 19].


5b7FiDha3a2hKL9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status