Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU Thực trạng và giải pháp - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Ngành sản xuất giày dép hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của cả
nước và có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Kim ngạch xuất khẩu
giày dép không ngừng tăng qua các năm, đưa Việt Nam trở thành một trong một
trong 5 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới
Trong nhiều năm qua, ngành giày dép cho thấy những nỗ lực không ngừng
cải thiện sản phẩm cả về chất lượng và mẫu mã, nâng cao tính cạnh tranh trên thị
trường thế giới, từ đó mà xuất khẩu giày dép đạt được những bước tăng trưởng tiến
bộ. Ngành giày dép được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn, đơn hàng xuất khẩu
sẽ gia tăng. Tuy nhiên, giày dép xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU hay Hoa
Kỳ đều yêu cầu cao về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật, điều này sẽ khiến các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc đầu
tư phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, xuất
khẩu giày dép của Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thị trường thế giới hiện nay
có nhiều biến động và việc nguyên liệu sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu.
Cùng với đó, ngành đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ chuỗi cung ứng
giày dép xuất khẩu của Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan, Ấn Độ…, mà đặc biệt là
Trung Quốc với lợi thế về giá nhân công rẻ, năng suất lao động cao, sản xuất
nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị trong nước phát triển dẫn đến giá thành rẻ và
cạnh tranh hơn.
EU là thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới với nhu cầu nhập khẩu
hàng năm là 1,5 tỷ đôi giày dép các loại, vì thế hiện nay EU vẫn luôn được coi là thị
trường mục tiêu của Việt Nam. Nhìn vào đặc điểm của thị trường sản xuất giày dép
tại EU có thể thấy ngành này đã phát triển từ lâu đời, dày dặn kinh nghiệm sản xuất,
trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tập trung nhiều thương hiệu giày nổi tiếng thế
giới. Tuy nhiên, gần đây sản xuất tại EU đang có xu hướng trở nên bão hòa do vấp
phải sự cạnh tranh từ chính những chuỗi cung ứng giày dép xuất khẩu giá rẻ của các
nước châu Á trên như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và theo một số dự báo quy
mô hoạt động sản xuất trong thời gian tới sẽ có dấu hiệu thu hẹp. Trước thực trạng

2
này, ngành công nghiệp giày dép EU đã nhận thấy sự cần thiết phải tái cơ cấu, cắt
giảm lao động và quy mô sản xuất tại châu Âu, tăng thuê ngoài và sử dụng lao động
ở các nước châu Á.
Trước tình hình trong nước và tận dụng cơ hội từ EU, ngành giày dép cần
đẩy mạnh việc liên kết giữa các doanh nghiệp để phát triển mô hình chuỗi cung ứng
giày dép xuất khẩu sang EU hướng tới mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu,
phát triển công nghiệp sản xuất giày dép và đưa sản phẩm giày dép Việt Nam lên
tầm cao mới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này,
chính vì lý do đó tác giả chọn đề tài: “Chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt
Nam sang thị trƣờng EU: Thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là dựa trên cơ sở lý thuyết về chuỗi
cung ứng và thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị
trường EU nhằm tìm ra các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép
Việt Nam sang EU trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của khóa luận là:
-
Tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt
Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam
động của chuỗi cung ứng trong ngành giày dép.
-
sang thị trường EU qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được và những tồn tại, hạn
chế cần khắc phục.
-
Đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu giầy dép Việt
Nam sang thị trường EU
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp
đối với chuỗi cung ứng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU.

3
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
-
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2009-2013
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu
như phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả, phương pháp so sánh, đánh giá, phương
pháp diễn giải và quy nạp. Dữ liệu sử dụng để nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ
các nguồn có uy tín như trang web của Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Tổng
cục Hải quan, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam và các báo cáo chuyên
ngành liên quan của các đơn vị uy tín như Ngân hàng thế giới, Cục xúc tiến thương
mại Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chuỗi cung ứng giày dép
Chương 2: Thực trang chuỗi cung ứng giày dép Việt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng giày dép Việt Nam
sang thị trường EU
Em xin trân trọng gửi lời Thank chân thành và sâu sắc tới Th.S. Nguyễn Thị
Yến, người thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, giải đáp thắc mắc của em
trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin Thank các thầy cô trong
khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, cũng như các thầy cô giáo trong trường Đại
học Ngoại thương vì đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng
và cần thiết giúp ích rất nhiều trong quá trình viết bài.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài viết nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, nên
khóa luận của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô trong khoa để bài viết của em hoàn thiện hơn.


o9V7En162rv1cf8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status