Nghiên cứu quá trình loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp keo tụ điện hóa điện hóa - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Xử lý nước thải là một trong những việc làm để bảo vệ nguồn nước, nhằm
loại bỏ hay hạn chế các tác động xấu đến môi trường của các hợp chất gây ô
nhiễm, sao cho khi thải ra sông hồ, không làm ô nhiễm nguồn nước. Hầu hết hệ
thống xử lý nước thải đều có công đoạn xử lý sinh học. Tuy nhiên nước thải trước
khi vào bể lọc sinh học phải có hàm lượng chất rắn lơ lửng không được quá 150
mg/L. Vì vậy, trước khi vào bể xử lý sinh học nước thải cần được xử lý sơ bộ.
Thông thường người ta thường dùng bể lắng sơ cấp, nếu thiết kế chính bể lắng sơ
cấp có thể loại bỏ được 50 – 70 % chất rắn lơ lửng.
Vấn đề hiện nay là khi các nhà máy mở rộng và tăng công suất sản xuất thì
lượng nước thải tạo ra cũng tăng lên. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy khi xây
dựng đều không chừa đất cho viêc mở rộng hệ thống xử lý nước thải. Khi đó, việc
xử lý sơ bộ nước thải sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một bể lắng sơ cấp nếu được
thiết kê chính xác thì phải mất nhiều diện tích đất và thời gian lưu cũng không
dưới 1,5 giờ. Để giải quyết vấn đề này cần có một phương pháp xử lý thay
thế được bể lắng sơ cấp mà không mất nhiều diện tích đất và thời gian xử lý. Từ
đó, đề tài “Nghiên cứu loại bỏ chất rắn lơ lửng trong nước thải thủy sản bằng
phương pháp keo tụ điện hóa” đã được thực hiện.
Từ các thí nghiệm phân tích và tính toán nhân thấy rằng, với cực dương là
nhôm, mật độ dòng điện 120 A/m2 sau 70 phút có thể loại bỏ được 50 -70% chất
rắn lơ lửng. Điện năng tiêu thụ khoảng 1,89 kWh/m3 nước thải
Với những nội dung chính của đề tài, tui mong sẽ cung cấp đầy đủ các kiến
thức cơ bản liên quan đến đề tài.
TÓM TẮT
1.1 Đặt vấn đề
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang thu hút nhiều sự quan tâm của
không chỉ các nhà khoa học, công nghệ mà cả những nhà quản lý môi trường.
Những thảm họa thiên tai trong thời gian gần đây là những báo động về sự ô nhiễm
môi trường.
Sự phát triển nhanh của công nghiệp càng làm tăng thêm nguy cơ, rủi ro của ô
nhiễm môi trường. Ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguy cơ đó. Việc thu
gom, xử lý các dòng nước thải công nghiệp được đặt ra hết sức cấp thiết nhằm loại
bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi dòng thải.
Theo báo cáo môi trường quốc gia 2009 của Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt
Nam, khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ ngày từ các khu công nghiệp
(KCN) được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ra ô nhiễm môi
trường nước mặt [22].
Bảng 1.1 Ước tính tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN thuộc Đông bằng sông Cửu Long
Tỉnh thành Tổng lượng nước
thải (m3/ngày)
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TSS BOD COD Tổng N Tổng P
Cần Thơ 11300 2486 1548 3605 655 904
Cà Mau 2400 528 329 766 139 192
Tổng 13700 3014 1877 4370 795 1096
(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), 2009)
Tình hình nước thải ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang gây nhiều bức
xúc cho nhiều người dân. Theo Viện Kinh tế và Qui hoạch Thuỷ sản (Bộ
NN&PTNT), các nhà máy chế biến thủy sản nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện vẫn là một trong những "thủ phạm" gây ô nhiễm môi
trường. Khu vực ĐBSCL hiện có 189 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất
chế biến 1,2 triệu tấn/ năm. Trong đó, số nhà máy tại TP Cần Thơ, tỉnh Cà Mau,
Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang chiếm 53% tổng số nhà máy trong khu vực.
Nhiều mẫu phân tích các chất thải rắn, lỏng, khí đã vượt quá giới hạn cho phép theo


https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hXoGkhCHfGeC7kOj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status