Xác định hàm lượng dầu và carotene từ màng hạt gấc - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Ở Việt Nam, gấc (Momordica Cochinchinensis Spreng) không phải là một
loại trái cây quí hiếm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nó cũng ít được
trồng phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đặc biệt là
carotene và lycopene những chất chống oxy hóa rất có lợi cho cơ thể nhưng dầu
gấc vẫn ít được chú ý như những loại dầu thực phẩm khác. Việc khuyến khích
người dân có thói quen sử dụng gấc trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một trong
những mục đích mà nhiều nhà khoa học hướng tới. Nhằm tìm ra phương pháp
trích dầu gấc hiệu quả nhất cũng như hàm lượng carotene trong dầu gấc do đó đề
tài “Xác định hàm lượng dầu và carotene từ màng hạt gấc” được thực hiện.
Trong các phương pháp đã khảo sát trong bài thì trích dầu gấc bằng hệ
thống Soxhlet, với dung môi là diethyl ether là cho hiệu suất cao nhất (35,41%).
Chỉ số iod trong dầu gấc là 41,03 gI2/100g. Trong khi đó, hàm lượng carotene
trong dầu gấc trích được là 377,2 g/g trọng lượng tươi. Bên cạnh đó, khi tiến
hành khảo sát vỏ của trái gấc thì thu được hàm lượng carotene là 24,2 g/g trọng
lượng tươi. Khi đun dầu gấc ở 100oC thì hàm lượng carotene bị mất khá nhiều
(hơn 30%) so với ban đầu ở thời gian 30 phút, còn ở 15 phút thì giảm không đáng
kể.
LỜI MỞ ĐẦU
------------
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm của con người không
ngừng được nâng cao, không chỉ ăn no mà còn ăn ngon! Thực phẩm được sử dụng
phải có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Như chúng ta được biết, những sản
phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng như dầu Mè, dầu
Nành, dầu Phộng, và đặc biệt hơn là dầu Gấc. Trước đây, người ta chỉ biết đến trái
Gấc như một loại phẩm màu thực vật có vị béo để nấu xôi. Nhưng hiện nay, nhiều
nghiên cứu cho thấy, tinh chất dầu Gấc chứa một hàm lượng dinh dưỡng rất cao,
đặc biệt là β-carotene và lycopene, hai chất được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh
vực dược phẩm và mỹ phẩm hiện nay.
β-carotene - tiền chất của vitamin A rất cần thiết cho khả năng nhìn tốt của
mắt, kích thích khả năng miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh
tật. Còn lycopene được biết đến như một dược chất có tác dụng chống oxy hoá hàng
đầu, tăng khả năng bảo vệ của cơ thể trước các bệnh thoái hoá, suy giảm miễn dịch
và các chứng bệnh ung thư. Bên cạnh đó, dầu Gấc còn chứa các acid béo không bão
hoà đặc biệt linoleic và α-linolenic là những axit béo thiết yếu. Chúng tham gia vào
thành phần màng tế bào và dây liên kết giữa các tế bào não và là tiền thân của
omega 3 (ω3) và omega 6 (ω6). Bên cạnh những dược tính quý báu, việc sử dụng
nguồn carotene dồi dào có trong gấc để chế biến thực phẩm cũng góp phần nâng
cao vai trò và vị trí của gấc đối với đời sống của con người.
Hiện nay, những hoạt động nghiên cứu nhằm khai thác tinh chất chế biến từ
gấc hay dầu gấc ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là
việc xác định hàm lượng carotene trong dầu gấc cũng được nghiên cứu triệt để bởi
những phẩm chất quý giá được đề cập như trên. Và đó cũng là mục đích để tui thực
hiện đề tài khoa học của mình.

Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về gấc
Tên khoa học:
- Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng.
- Muricia cochinchinensis Lour.
- Murica mixta Roxb.
Tên địa phương:
- Ở mỗi quốc gia gấc được gọi với những tên khác nhau như: Spiny bitter
cucumber, Chinesebitter-cucumber, Chinese-cucumber (Anh); Margose à
piquants (Pháp); Cetriolino sspinoso (Ý); Mokubetsushi (Nhật)….
1.1.1 Đặc điểm nông học
Gấc thuộc họ bầu bí, dây leo (thân bò) đa niên nhưng mọc như cây hàng niên,
sống lâu năm có rễ mập. Thân dây có cạnh và khía, nhẵn.
Lá mọc so le, có 3-5 thùy màu lục sẫm, gốc hình tim, lúc đầu có lông ở mặt trên
sau nhẵn. Gân lá nằm hình chân vịt, mép lá nguyên hay có răng thưa không đều,
cuống lá dài 2-3 cm có tuyến ở phần giáp với gốc lá, tua cuống to, đơn.
Hoa đực và hoa cái riêng biệt trên cùng một cây (hình 1.2). Hoa đực mọc ở kẽ
lá, lá bắc hình thận, to và rộng. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu xù xì.
Quả hình bầu dục dài, có cuống mập dài 12-17 cm. Mặt ngoài có nhiều gai
nhọn, khi chín có màu đỏ, trong quả có nhiều hạt, quanh hạt bao bọc bởi màng màu đỏ
(hình 1.3).
Hạt dẹt, màu đen hay xám đen, vỏ hạt rất cứng có răng tù ở mép, dày 5-6 mm
(hình 1.1).

https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4hXsCXz0bs5AQHQHG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status