Khảo sát thành phần hóa học của hạt Cau Areca catechu L. - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Cây Cau, tên danh pháp khoa học là Areca catechu L., là loại cây được trồng phổ
biến ở nhiều miền quê Việt Nam, hạt Cau là bộ phận có nhiều ứng dụng quan trọng
nhưng trong thực tế các công trình nghiên cứu trước đây về quá trình chiết, tách hay
xác định thành phần hoá học, cấu trúc của các hợp chất chính trong hạt Cau rất ít và
chưa hệ thống. Theo các nghiên cứu khoa học trước đây thì thành phần hóa học của
hạt cau gồm một lượng lớn tannin, hợp chất có khả năng kháng oxy hóa cao và đang
được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Ngoài ra còn có các thành phần béo như lauric
acid, myristic acid, palmitic acid, stearic acid, phtalic acid, … Tuy nhiên hoạt chất
chính là 4 alkaloid, hàm lượng 2.38 mg/g: chủ yếu là arecoline (C8H13NO2), arecaidine
(C7H11NO2), một lượng nhỏ guvacine (C6H9NO2), guvacoline (C7H11NO2), ... đây là
những hợp chất có dược tính cao và được dùng để điều trị một số bệnh liên quan đến
miệng, bệnh huyết áp và tiêu hóa. Do đó, trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tui sẽ
tập trung nghiên cứu quy trình tách chiết nhằm thu tannin và alkaloid toàn phần, đồng
thời xác định hàm lượng và thành phần các alkaloid trong hạt Cau.
LỜI MỞ ĐẦU
----------
Nước ta là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất phong
phú và đa dạng. Từ xưa đến nay, con người đã biết khai thác nguồn tài nguyên sinh
học quý giá này để làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, các vật liệu cũng như nhiên liệu
cho cuộc sống thường ngày. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc khai
thác và sử dụng những cây thuốc quý không còn đơn thuần chỉ dựa vào kinh nghiệm
mà còn có những cơ sở khoa học nhất định.
Cau là loại cây trồng phổ biến ở các vùng quê của Việt Nam, hầu hết các gia đình
ở nông thôn đều trồng một vài hàng Cau ở trước hay sau nhà vừa để lấy quả, vừa tô
điểm cho cảnh yên bình nơi miền quê. Cây Cau cũng gắn với nhiều tập tục của dân ta:
từ giao tiếp (miếng trầu là đầu câu chuyện), cưới hỏi (buồng cau và cơi trầu đi hỏi vợ),
đến các bài ca dao, khúc hát dân ca, những lời tỏ tình, cả đến việc thờ cúng tổ tiên, ....
Theo kinh nghiệm dân gian thì các bộ phận của cây Cau đều có tác dụng trị một số
bệnh. Hạt Cau là một trong những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu trong dân gian với
công năng trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ, chữa bỏng, ... Quả Cau thường được
kết hợp với lá trầu, vôi sử dụng làm món nhai vui miệng rất đỗi thân quen với mỗi
người dân Việt. Nó là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Trên thế giới, một số
nghiên cứu cho thấy rằng thành phần tannin trong hạt Cau có khả năng giúp ngăn ngừa
các bệnh răng miệng, các alkaloid trong hạt Cau đã được kết hợp một số nguyên liệu
thiên nhiên khác tạo chất kháng oxy hóa dùng làm mỹ phẩm, làm thuốc chống bệnh
trầm cảm, bệnh cao huyết áp, ... Cau còn được chế biến thành cháo trị các chứng bệnh
ở trẻ em. Các công năng này chủ yếu dựa vào tác dụng các alkaloid có trong hạt Cau.
Cau có nhiều ứng dụng quan trọng nhưng trong thực tế các công trình nghiên cứu
trước đây về quá trình chiết, tách hay xác định thành phần hoá học, cấu trúc của các
hợp chất chính trong hat cau rất ít và chưa hệ thống. Với mong muốn tìm hiểu về hạt
cau nhằm làm sáng tỏ công dụng của nó, chúng tui đã chọn đề tài “Khảo sát thành
phần hóa học của hạt Cau Areca catechu L.”.

https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4hX62mTVtmjtP-HYx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status