Nghiên cứu phối chế sản phẩm chăm sóc da dùng hoạt chất tinh dầu tràm trà (Melaleuca alternifolia) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT CHẤT TINH DẦU TRÀM TRÀ (TTO)
1.1.1 Nguồn nguyên liệu chứa tinh dầu tràm trà [2, 4, 15]
Chi Melaleuca (Chi tràm) gồm khoảng 250 loài, phân bố chủ yếu ở Australia và
một số khu vực thuộc Nam Thái Bình Dương. Đây là chi phân bố rộng, có thể gặp trên
nhiều loại đất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; từ miền nam Trung Quốc (Hải Nam,
Hồng Kông), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, khắp các khu vực Tây
Nam Papua Niu Ghine, Nigieria và Braxin...
Ở nước ta chỉ gặp một loại tràm duy nhất (Melaleuca cajuputi Powell), phân bố
rải rác từ Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đến Hà Tĩnh và tập trung nhiều ở Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đặc biệt là ở các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Vĩnh
Long, Đồng Tháp, Long An và Cà Mau. Hàm lượng tinh dầu có trong cây Melaleuca
cajuputi Powell tại Việt Nam khoảng 0.7% - 1.05% và biến động theo thời gian. Trong
tinh dầu cây Melaleuca cajuputi Powell đã xác định được 30 chất, chủ yếu là:
Thành phần hóa học Thành phần cấu tử (%)
1,8 cineol 24.23 - 66.87
 - terpineol 5.44 - 11.96
 - pinene 1.25 - 3.01
 - pinene 0.99 - 1.57
Linalool 0.39 - 4.33
 - caryophylene 1.26 - 2.56
Guaiol 1.18 - 6.04
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của Melaleuca cajuputi Powell [3]
Hình 1.1: Tràm cừ (Melaleuca cajuputi Powell)
Tràm trà thuộc họ Sim Myrtaceae, thuộc chi Melaleuca
Tên khoa học: Melaleuca alternifolia Cheel
Ở Việt Nam, tràm trà được nhập vào từ những thập niên 80, được trồng thử
nghiệm trên các vùng của tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình
Phước.
Những loài Melaleuca khác như Cajuputi (M.leucadendron), cây vỏ giấy lá lớn
(M.viridiflora) và cây M.linariifolia cũng chứa tinh dầu giống tràm trà.
Cây tràm trà thuộc loại cây bụi, cao khoảng 2m. Thân thường không thẳng, lớp vỏ
cây mỏng như giấy, có màu trắng xám, dễ bong ra thành từng mảng, có đóm trắng. Hệ
rễ phát triển mạnh, đôi khi trồi lên mặt đất một cách ngẫu nhiên. Lá đơn, mọc cách. Lá
thường xanh, hình kim, có chiều dài 1- 2 cm và chiều rộng khoảng 0.1 cm. Phiến lá
dày, cứng, bóng, nhẵn, trên mặt lá có các đốm trắng. Lá có 5- 7 gân chính hình vòng
cung, giữa các gân chính có nhiều gân nhỏ mạng lưới. Hoa nở thành cụm trắng, tập
trung ở đầu cành hay ở nách lá.
Hình 1.2: Tràm trà

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hgFPTHV3LKtaho4l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status