Khảo sát – nghiên cứu phương pháp tách phycocyanin trong tảo Spirulina - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

  
Từ ngày xưa, con người đã biết sử dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng,
những vị thuốc từ thiên nhiên để loại trừ bệnh tật và có được cơ thể khỏe mạnh.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều công trình nghiên cứu
đã lần lượt ra đời nhằm tìm ra những hoạt chất quý hiếm từ thiên nhiên có nhiều
ứng dụng trong y học. Không những thế, những hoạt chất này còn mang lại nhiều
ứng dụng quan trọng trong ngành thực phẩm và mỹ phẩm.
Thực tế nghiên cứu đã tìm ra nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên cần thiết cho
sức khoẻ và sắc đẹp được trích ly từ động vật, cây cỏ, vi sinh vật, tảo... và đưa vào
thành phần thực phẩm chức năng, dược phẩm và mỹ phẩm để có thể điều khiển
được chức năng của các bộ phận trong cơ thể, phòng chống và điều trị một số bệnh,
kể cả bệnh hiểm cùng kiệt (tăng tạo máu, tăng trí nhớ, tăng hoạt động cơ bắp, tăng
miễn dịch, chống lão hoá, phòng ngừa và điều trị ung thư, viêm nhiễm...).
Spirulina là một trong những loài tảo được nghiên cứu nhiều nhất và cũng
đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Ngoài khả năng chống oxy hóa, tăng cường
khả năng miễn dịch, phòng và điều trị bệnh ung thư, viêm nhiễm,… Spirulina còn
được chứng minh có chứa hoạt chất kháng virus herps, virus HIV- một căn bệnh thế
kỉ, làm đau đầu các nhà khoa học.
Do có nhiều lợi ích mà Spirulina nhanh chóng được đưa vào các nghiên cứu
cơ bản để xây dựng những mô hình nuôi trồng, chế biến và chiết xuất nhằm phục vụ
cho con người.
Mặc dù Spirulina mang rất nhiều dưỡng chất và hoạt chất sinh học quý hiếm,
là một loài tảo có nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, đề tài “Khảo sát – nghiên
cứu phương pháp tách phycocyanin trong tảo Spirulina” xin góp một phần vào
công trình nghiên cứu trên tảo Spirulina để loài tảo này được khai thác và ứng dụng
rộng rải hơn nữa.
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là tảo Spirulina (Arthrospira) được cung
cấp từ công ty Vĩnh Hảo. Hướng nghiên cứu tập trung vào những nội dung chính
như sau:
 Tìm phương pháp tách chiết phycocyanin (chất màu xanh đặc trưng của tảo).
 Đánh giá sản phẩm thu được và đề xuất hướng sử dụng chất này.
 Đánh giá chất lượng phần còn lại của tảo (sau khi đã tách chiết chất màu).
Mặc dù rất cố gắng thực hiện đề tài một cách hoàn thiện nhất, song với những
kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng tất cả
các bạn để đạt được kết quả tốt nhất.
1 Sơ lược về tảo Spirulina
1.1 Tên gọi, chủng loại và hình thái [1, 3, 5]
Spirulina (Arthrospira) là một loài vi tảo màu xanh, mắt thường không thể
nhìn thấy được. Tên Spirulina là do nhà tảo học người Đức Deurben đưa ra năm
1827 trên cơ sở hình thái đặc trưng của tảo là sợi xoắn ốc (spiralis). Theo phân loại
mới, Spirulina là vi khuẩn lam dạng sợi (thường gọi là tảo xoắn) thuộc ngành vi
khuẩn lam (Cyanobacteria) hay tảo lam (Cyanophyta).
Bảng 1.1: Phân loại khoa học của tảo Spirulina [1].
Phân loại khoa học
Lãnh giới (domain) Bacteria
Ngành (phylum) Cyanobacteria
Lớp (class) Chroobacteria
Bộ (ordo) Oscillatoriales
Họ (familia) Phormidiaceae
Chi (genus) Arthrospira
Loài: Chi Spirulina có nhiều loài (hơn 35 loài) đã được phát hiện. Trong đó có
2 loài được nghiên cứu đầu tiên và nhiều nhất: loài S.geitleri (S.maxima) – có
nguồn gốc châu Phi, loài S.platensis – có nguồn gốc Nam Mỹ. Ngoài ra còn có
S.prpvilca ở Puru, S.jeejibai ở CHLB Đức, S.subsalsa ở Ukraina, S.laxissima ở
Kenya, S.pacifica ở Hoa Kỳ.

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hgKuoZSHTY_jwBcI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status