Khảo sát thời gian bảo quản tôm sú trong nước đá xử lý bằng acid lactic đến sự phát triển Coliforms và chất lượng sản phẩm - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trên các lĩnh
vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, trong đó chủ yếu là nuôi và chế
biến thủy sản. Tôm sú là loại thủy sản được nuôi nhiều và là mặt hàng xuất khẩu
đứng đầu ở Việt Nam, đem lại lợi nhuận đáng kể. Tôm sú cũng như các loại thủy
sản khác rất dễ ươn hỏng, một khi nguyên liệu đã giảm chất lượng thì không có
một kỹ thuật nào nâng cao chất lượng lên được. Do đó việc xử lý đúng cách ngay
từ khi đánh bắt và bảo quản tôm đem chế biến quyết định quan trọng đến hiệu quả
kinh tế của người nuôi và nhà chế biến.
Hiện nay ở nhiều nơi của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long việc xử lý nguyên liệu
ban đầu không được xem trọng, tại các đầm nuôi khi vừa thu hoạch hay các đại
lý thu mua thường rửa tôm bằng nước thông thường hay bằng dung dịch clorine
rồi đem bảo quản, việc xử lý này còn nhiều hạn chế. Nếu chỉ rửa bằng nước lạnh
thông thường thì thời gian bảo quản không dài do lượng vi sinh vật ban đầu còn
cao. Còn việc rửa bằng clorine có nhiều ưu điểm như có tính sát khuẩn cao, giá
thành tương đối thấp nhưng nó có tác hại rất lớn là một hóa chất gây độc cho
người sử dụng và người tiêu dùng. Do đó việc tìm ra một hóa chất không độc,
không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và sử dụng nó sao cho có hiệu quả
nhất là một yêu cầu cấp thiết cần được quan tâm.
Tuy nhiên cũng đã có một vài nghiên cứu tìm ra được acid lactic có khả năng ức
chế vi sinh vật tương đối cao và ít gây độc hại, nhưng để ứng dụng acid này vào
trong quá trình xử lý tôm trước khi bảo quản được triệt để cần biết những điều
kiện tối ưu trong quá trình xử lý. Có nhiều chỉ tiêu vi sinh để đánh giá chất lượng
sản phẩm, Coliforms tổng số là một chỉ tiêu thông dụng được dùng để đánh giá
mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, sự hiện diện một lượng lớn Coliforms là điều
không mong muốn, tuy nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi thực phẩm tươi
sống, vấn đề là số lượng chúng trong thực phẩm đến mức nào được xem là không
an toàn. Trên cơ sở đó đề tài “Khảo sát thời gian bảo quản tôm sú trong nước đá
xử lý bằng acid lactic đến sự phát triển Coliforms và chất lượng sản phẩm” được
thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dựa trên kết quả nghiên cứu của một vài công trình trên thế giới về khả năng ức
chế hoạt động vi sinh vật của acid lactic trên cá, cùng với các luận văn tốt nghiệp
năm 2006, 2007. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định thời gian bảo
quản tươi tôm sú và theo dõi sự biến đổi mật số Coliforms ứng với các điều kiện
bảo quản khác nhau.
Đề tài được tiến hành thực hiện với nội dung:
- Khảo sát khả năng sử dụng nước rửa tôm sú trong dung dịch acid lactic,
nước sạch và clorine đến sự biến đổi mật số Coliforms và chất lượng tôm
sú theo thời gian bảo quản.
- So sánh sự biến đổi chất lượng tôm sú rửa trong dung dịch acid lactic với
các điều kiện rửa thông thường (nước sạch và clorine).

https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hgv05hACFpoL5xtf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status