Pháp Luật Quốc Tế Và Việc Giải Quyết Tranh Chấp Hai Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), chiếm diện tích
khoảng 15.000 km2 [21], từ kinh tuyến 1110 đến 1130 Đông, từ vĩ tuyến
15045’ đến 17015’ Bắc [173], cách bờ đảo Hải Nam (Trung Quốc) 156 hải lý
[21, tr.29], cách đảo Lý Sơn (Việt Nam) 123 hải lý [83]. Quần đảo có 32 đơn
vị địa lý đã được đặt tên, trong đó 16 đảo (island), 6 đá (reef) còn lại là bãi
cạn, cồn cát, trong đó có một đảo mang tên Hoàng Sa (Pattle Island) (xem
thêm Phụ lục 1).
Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) cách quần đảo
Hoàng Sa về phía Nam 350 hải lý [83], chiếm diện tích khoảng từ 160.000
km2 đến 180.000 km2, trải rộng từ kinh tuyến 111030’ đến 117020’ Đông, từ vĩ
tuyến 6050’ đến 120 Bắc [54, tr. 7]. Quần đảo có ít nhất 137 đơn vị địa lý
được đặt tên, trong đó có một đảo nhỏ gọi là Trường Sa, cách Phan Thiết
(Việt Nam) 280 hải lý, đảo Hải Nam (Trung Quốc) 580 hải lý, đảo Palawan
(Philippines) 310 hải lý, Đài Loan 900 hải lý [173] (xem thêm Phụ lục 1).
Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vị trí chiến lược về an ninh,
quốc phòng, cùng với các vùng biển xung quanh chứa đựng nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú (xem thêm Phụ lục 4) là một trong những yếu tố làm
cho cuộc tranh chấp thêm quyết liệt. Hiện nay, Trung Quốc, Đài Loan (Trung
Quốc) đang yêu sách chủ quyền hoàn toàn đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam; Brunei, Malaysia, Philippines có yêu sách một
phần đối quần đảo Trường Sa. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung
Quốc chiếm giữ. Trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc còn chiếm giữ 11 đá,
Đài Loan (Trung Quốc) đang chiếm giữ 01 đảo và 01 bãi đá, Malaysia chiếm
11 đá, Philippines chiếm 06 đảo và 5 đá, Việt Nam đang quản lý trên thực tế
06 đảo và 31 đá. Trừ Brunei, các bên đều thiết lập các căn cứ quân sự, di dân
và củng cố các vị trí chiếm đóng (xem thêm Phụ lục 2&3). Sức nóng của cuộc
tranh chấp luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột giữa các quốc gia có liên quan
trong khu vực, đe dọa đến chủ quyền quốc gia Việt Nam, cũng như an ninh
khu vực và hòa bình thế giới.
Trong thế giới văn minh, quan hệ giữa các quốc gia không thể theo luật
của kẻ mạnh, không thể dùng vũ lực áp đảo công lý. Pháp luật quốc tế là một
trong những công cụ hữu hiệu nhất tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa các quốc
gia bất kể lớn hay nhỏ và duy trì trật tự thế giới tốt nhất như Hiến chương
Liên hợp quốc đã khẳng định.
Cuộc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã trở thành tâm điểm
chú ý của thế giới, kéo theo sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà khoa học,
nhưng những kết quả nghiên cứu đó còn một số mặt cần được làm rõ
thêm, mở rộng nghiên cứu thêm (như trình bày tại Chương 1 của Luận án).
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật quốc tế và việc giải quyết
tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” là nhu cầu khoa học pháp lý,
đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn cuộc tranh chấp đặt ra.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Về mục đích, việc nghiên cứu nhằm làm sâu sắc thêm một số vấn đề lý
luận pháp luật quốc tế về xác lập chủ quyền lãnh thổ và giải quyết tranh chấp
lãnh thổ. Trên nền tảng cơ sở pháp lý để đánh giá luận cứ của các bên trong
cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đề xuất một số
giải pháp hợp thêm sức mạnh đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo bị nước ngoài tranh chấp.
Để đạt được mục đích đề ra, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định
như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống cơ sở pháp luật quốc tế về xác lập chủ
quyền lãnh thổ liên quan đến luận cứ chủ quyền của các bên đối với quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa.
Thứ hai, đứng trên cơ sở pháp luật quốc tế để đánh giá việc xác lập,
thực thi chủ quyền của Việt Nam, của các bên yêu sách chủ quyền trên hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Thứ ba, vận dụng cách hòa bình giải quyết các tranh chấp trong
luật quốc tế vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu từ góc độ pháp luật quốc tế về vấn đề chủ quyền và
giải pháp góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Dưới góc độ của khoa học pháp lý, vấn đề được
tiếp cận từ hai nhóm là luật nội dung và luật hình thức. Cụ thể:
Về luật nội dung, đó là cơ sở pháp luật quốc tế điều chỉnh hành vi tạo
ra quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong việc xác lập và thực thi chủ quyền
lãnh thổ quốc gia. Đây là vấn đề rộng, bao gồm các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật, học thuyết pháp lý chứa đựng trong các nguồn pháp luật khác nhau:
điều ước, tập quán, án lệ, học thuyết, nghị quyết của các tổ chức quốc tế, hành
vi pháp lý của quốc gia. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả xin được lựa
chọn nghiên cứu những cơ sở pháp luật cơ bản và trực tiếp nhất điều chỉnh
vấn đề liên quan đến việc xác lập, thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa (đề cập tại Chương 2). Rút ra các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế
về xác lập, thực thi chủ quyền lãnh thổ, kết hợp với nguyên tắc luật đương
đại, thời điểm kết tinh tranh chấp để soi rọi vào hành vi thực tế của các bên
trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Do góc độ tiếp cận của đề tài từ khoa
học chuyên ngành pháp lý và phải giải quyết nhiều sự kiện mang tính lịch sử,

5es5Ny088euq80K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status