Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay.
Bài làm:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua 4000 năm lịch sử dựng và giữ nước, đất nước Việt Nam đã khẳng định được chủ quyền, khẳng định được nền tự do dân chủ của dân tộc mình, ngay từ thời xa xưa, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã dẫn con xác định chủ quyền của mình.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Tác phẩm “Nam quốc sơn hà”
Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, trong hoàn cảnh đất nuwocs vè thế giới có nhiều biến động. Vào đầu thế kỉ XX, cả dân tộc Việt Nam bị rơi vào ách thống trị của bọn đế quốc và phong kiến. Dân tộc không có độc lập, nhân dân không có tự do, cuộc sống vo cùng lầm than. Người thanh niên yêu nước, Nguyễn Tất Thành, với tấm long yêu nước thương dân và trí tuệ hơn người cùng với nhãn quan chính trị sắc sảo đã nhận thấy không thể cứu vãn dân tộc theo lối cũ, như phong trào Cần Vương_đại biểu cho hệ tư tưởng giai cấp của phong kiến, phong trào nông dân Yên Thế mà thực chất cũng theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến phong kiến, cũng không thê đi theo co đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nguyễn Thái Học_đại biểu cho khuynh hướng tư sản dân tộc.

Với quyết tâm đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, sau gần mười năm qua nhiều châu lục, tìm hiểu ở cả chính quốc và các nước thuộc địa, tích cực trong các phong trào dân tộc, chủ tịch hồ Chí Minh đã di đén với chue nghĩa Mác_Lê nin. Và hình thành tư tưởng của riêng mình. Chủ nghĩa Mác_Lê nin chính là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí minh. Người đã nắm vững linh hồn của chủ nghĩa Mác_Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của việt Nam một các có chọn lọc, không rập khuôn máy móc, không sao chép giáo điều. Sơ lược quan điểm của Mác, Ăng ghen, Lênin về vấn đề dân tộc, ta có thể thấy: Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học. Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc. Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng Cộng sản vềvấn đề dân tộc. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề: Sự thức tỉnh ý thức dt, phong trào đấu tranh chống ap bức dt sẽ dẫn đến hình thành các quốc gia dt độc lập. Với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dt sẽ dẫn tới việc phá hủy hàng rào ngăn cách giữa các dt, thiết lập sự thống nhất quốc tế của CNTB, của đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. . .


w7EkDaeXZWr9qXA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status