CÂU HỎI PHÚC TRÌNH HÓA HỮU CƠ 1 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CÂU HỎI PHÚC TRÌNH HÓA HỮU CƠ 1

Bài 1 và kỹ thuật an toàn trong PTN
1. Trả lời các câu hỏi trong GT
2. Mục đích của việc xác định các hằng số vật lý của 1 hợp chất hữu cơ
3. Vì sao phải sử dụng công thức hiệu chỉnh từ số đo của máy cho (dù máy hiện đang hư nhưng vẫn cần tìm hiểu việc này)
4. Lưu ý gì khi sử dụng máy đo nhiệt độ sôi (thiết bị cầm tay)
5. Những lưu ý khi sử dụng các chất hữ cơ, dung môi hữu cơ

Bài Chưng cất
1. Thế nào là sự chưng cất đơn?
2. Mô tả một thí nghiệm chưng cất đơn đã tiến hành?
3. Thế nào là chưng cất phân đọan? Phân biệt chưng cất đơn và chưng cất phân đoạn
4. Những lưu ý trong thực tế chưng cất
5. Giải thích việc dùng KMnO4 cho vào nước để chưng cất nước song (hồ), cho đá bọt vào các dung dịch cần chưng cất
6. Tìm hiểu hiện tượng sặc cột khi chưng cất và giải pháp khắc phục

Bài Kết tinh và thăng hoa
1. Mục đích sử dụng phương pháp kết tinh lại (recrystalisation) và thăng hoa 1 chất? Sao lại gọi là kết tinh lại mà không gọi là kết tinh ?
2. Các bước chính khi tiến hành kết tinh lại 1 chất
3. Cách chọn dung môi trong lúc muốn kết tinh lại 1 chất? Sự kết tinh sản phẩm lệ thuộc vào các yếu tố nào? Có nên khuấy dung dịch trong lúc kết tinh ?
4. Nêu các phương pháp lọc và giải thích việc phải lọc nóng trong 1 công đoạn, việc lọc áp suất kém trong công đoạn khác của bài này
5. Lưu ý cụ thể cách thực hiện bài thí nghiệm thăng hoa có hiệu quả

Bài Chiết xuất caffeine từ trà
1. Tìm hiểu về hợp chất caffeine và sơ bộ tính chất lý hóa của hợp chất này
2. Giải thích việc chọn dung môi chiết caffeine là ethy acetate, việc chiết 2 lần với dung môi và chia nhỏ lượng chất khi chiết
3. Nêu thao tác và lưu ý khi sử dụng bình lóng (chiêt), lý do tạo nhũ và cách phá nhũ
4. Bài này có thể áp dụng các phương pháp lọc nào?

Bài Sắc ký cột
1. Tìm hiểu và ghi ngắn gọn về phương pháp sắc ký cột, các loại chất hấp phụ, các dung môi giải ly, tỷ lệ kích thước cột và chất, kỹ thuật nhồi cột, nạp mẫu và chá thu dung dịch giải ly.
2. Tìm hiểu để giải thích thứ tự thu được các chất sau khi sắc ký

Bài định tính nhóm chức
1. Thuốc thử Lucas là gì? Nêu vai trò và giải thích cơ sở hóa học của vai trò đó?
2. Trong phản ứng với thuốc thử Lucas, alcol thể hiện tính acid hay base ?
3. Các poly alcol thường có tính acid mạnh hơn monoalcol do ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm –OH kế cận. Hãy mô tả 1 thí nghiệm để chứng minh tính chất đó?
4. So sánh tính acid giữa alcol mạch hở với phenol? Giải thích?
5. Giải thích hiện tượng khi cho 1 giọt dd FeCl3 vào các ống nghiệm chứa etanol (1ml), phenol (1ml dd 5%), acid salicilic (1 ml dd 5%).
Sau đó cho dd HCl loãng vào thì các ống nghiệm có thay đổi gì? Tại sao?
6. Các poly alcol thường có tính acid mạnh hơn monoalcol do ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm –OH kế cận. Hãy mô tả 1 thí nghiệm để chứng minh tính chất đó?
7. Hãy cho biết ảnh hưởng của pH lên phản ứng giữa etylenglycol và glycerin với Cu(OH)2?
8. Hãy giải thích hiện tượng đổi màu của dung dịch phenol khi thêm dung dịch FeCl3 vào? Hiện tượng mất màu của dung dịch nói trên khi thêm etanol vào? Khi thêm HCl vào?
9. Mô tả thí nghiệm định tính aldehid của dung dịch glucose bằng thuốc thử Tollens?
10. Tại sao cần rửa sạch ống nghiệm bằng dung dịch kiềm trước khi tiến hành thí nghiệm với thuốc thử Tollens?
11. Thuốc thử Fehling là dung dịch gì? dùng để định tính hay định lượng nhóm chức gì? Viết phương trình xảy ra khi trộn dung dịch Fehling A với dung dịch Fehling B?
12. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho vào 2 ml thuốc thử Fehling 0,5 ml dung dịch glucose 5 % và đun nóng nhẹ?
13. Tại sao không dùng Cu(OH)2 để oxy hóa aldehid mà dùng thuốc thử Fehling?
14. Mô tả 1 thí nghiệm để phân biệt aceton với benzen?
15. Tại sao sau phản ứng xà phòng hóa phải cho dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sản phẩm?


CÂU HỎI PHÚC TRÌNH HÓA HỮU CƠ 1

KĨ THUẬT AN TOÀN PTN
Trả lời các câu hỏi trong GT
• Nhiệt độ nóng chảy: acid benzoic: 125¬¬¬oC ,¬¬¬¬¬¬¬¬ ure:133oC, hóa chất X: 159oC
• Nhiệt độ sôi: etanol: 78,4oC; acetone: 56,50C ; hóa chất Y: 780C
• Tỷ khối: etanol: 0.771; glixegin: 1.274 ; hóa chất Y:1.479
Mục đích của việc xác định các hằng số vật lý của 1 hợp chất hữu cơ
• Giúp phân biệt được chất hữu cơ đó với chất hữu cơ khác (ngay khi chúng có cùng công thức phân tử).
• Nhằm dánh giá mức độ tinh khiết của hợp chất hữu cơ
• Có thể áp dụng các phương pháp tách chiết thích hợp cho từng chất ra khỏi hỗn hợp.
• Cho ta biết them một số tính chất khác của phân tử hưu cơ lien quan đến tính chất vật lý như khối lượng phân tử, nhiệt độ sôi…
Vì sao phải sử dụng công thức hiệu chỉnh từ số đo của máy cho (dù máy hiện đang hư nhưng vẫn cần tìm hiểu việc này)
• Một số chỉ số vật lý (chỉ số khúc xạ, tỉ khối…) phụ thuộc nhiệt độ. Máy đo và môi trường ngoài có nhiệt đô khác biệt => kết quả khác nhau giữ hai môi trường => hiệu chỉnh dể tìm mối quan hệ của chỉ số trong hai môi trường.
• Thông thường thì chỉ số khúc xạ được ghi nhận ở 20oC mà nhiệt độ phòng khoảng 29oC, nên ta phải hiệu chỉnh từ số đo của máy cho
Lưu ý gì khi sử dụng máy đo nhiệt độ sôi (thiết bị cầm tay)
• Tìm hiểu rõ các phím chức năng của máy
• Liểm tra máy trước khi đo dể phát hiện hư hỏng hay lỗi.
• Trước khi đo, lau sạch đầu đo tránh hóa chất bám vào ảnh hưởng kết quả đo
• Sau khi đo, tắt máy và lau sạch đầu đo.
• Không để cán nhựa ngập vào nước đang sôi
• Không để hóa chất bắn vào máy đo làm hỏng máy
Những lưu ý khi sử dụng các chất hữu cơ, dung môi hữu cơ
• Khi đun chất lỏng, hướng ống nghiệm về phía không người
• Đối với chất lỏng dễ bắt lửa như rượu, ete, aceton v.v…không đun thẳng trên ngọn lửa
• Các chất dễ cháy như etilete, ete dầu hỏa, axeton, methanol,…bên cạnh không được có ngọn lửa đang cháy hay bếp điện trần đang nóng đỏ vì dễ gây cháy nổ.
• Phải măc áo choàng và đeo kính an toàn hay kính thường trong suốt buổi thực tập.



12PTtmqi6BPtHZk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status