Quy trình sản xuất tôm Sú đông lạnh HLSO - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mục lục
Lời Mở Đầu 10
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY 11
1.1.Giới thiệu sơ lược về công ty 11
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển 11
1.2.1. lịch sử hình thành 11
1.2.2. Các đơn vị trực thuộc . 12
1.3. Thuận lợi , khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới………………………………………………………………………………...12
1.3.1 . Thuận lợi 12
1.3.2 . khó khăn 13
1.3.3 . Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty 13
1.4. Sơ đồ tổ chức – bố trí nhân sự tại xưởng sản xuất – mặt bằng nhà máy 14
1.4.1. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sư tại xưởng 14
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 15
1.4.3. Sơ đồ mặt bằng xí nghiệp 16
1.4.4. Những ưu điểm về mặt bằng phân xưởng sản xuất thủy sản 17
1.5. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 18
1.5.1. An toàn lao động trong chế biến 18
1.5.2. An toàn về phòng cháy – chữa cháy 19
1.6. Xử lý phế thải – nước – khí thải và vệ sinh công nghiệp 19
1.6.1. Xử lý phế thải 19
1.6.2. Vệ sinh công nghiệp 20
1.7. Các sản phẩm chính 21
Chương II Nguyên Liệu Sản Xuất 24
2.1. Sơ lược về nguyên liệu Tôm sú 24
2.2 . Nhiệm vụ của nguyên liệu 25
2.3. Vùng đánh bắt, nuôi trồng và phương pháp 25
2.4. Cách bố trí thành phẩm 26
2.5. Bao bì 26
2.6. Điều kiện vận chuyển và bảo quản 26
2.7 . Thời gian bảo quản 27
2.8. Khối lượng tịnh 27
2.9. Thành phần sản phẩm 27
2.10. Cách sử dụng 27
2.11. Các phương pháp bảo quản nguyên liệu: 27
Chương III. Quy trình sản xuất tôm Sú đông lạnh HLSO . 28
3.1 sơ đồ khối quy Trình Sản Xuất 28
3.2. Thuyết minh quy trình 29
3.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu 29
3.2.2 . Rửa lần 1 30
3.2.3. Bảo quản 30
3.2.4. Sơ chế 31
3.2.5. Rửa lần 2 34
3.2.6. Phân cỡ 34
3 .2.7 Rửa lần 3 36
3.2.8. cân bán thành phẩm 36
3.2.9. Rửa 4 37
3.2.10. Cân – xếp khuôn 37
3.2.11. Chờ đông 39
3.2.12. Cấp đông 40
3.2.13. Tách khuôn – Mạ băng 41
3.2.14. Rà kim loại 42
3.2.15. Đóng gói 42
3.2.16. Bảo quản 43
3.3. Các sự cố trong sản xuất và cách khắc phục 44
3.3.1. Hiện tương biến đen,biến đỏ thân tôm. 44
3.3.3 . Phân cỡ -phân hạng sai: 45
3.3.2 . Hiện tượng cháy lạnh: 45
Chương IV : Máy Và Thiết Bị 46
4.1 Nguyên lý hoạt động và cách vận hành của một số máy. 46
4.1.1 Máy rửa: 46
4.2.2 Tủ đông tiếp xúc: 47
4.2.3 Tủ đông gió: 50
Chương V Quản lý Chất Lượng Và Vệ Sinh Công Nghiệp 52
5.1 Quy phạm SSOP 52
SSOP 1: AN TOÀN NGUỒN NƯỚC 52
SSOP 2 : AN TOÀN CỦA NƯỚC ĐÁ 53
SSOP 3 BỀ MẶT TIẾP XÚC 57
SSOP 4 : NGĂN NGỪA SỰ NHIỄM CHÉO 62
SSOP 5 : VỆ SINH CÁ NHÂN 66
SSOP 6 : BẢO VỆ SẢN PHẨM KHÔNG BỊ NHIỄM BẨN 70
SSOP 7 : SỬ DỤNG - BẢO QUẢN HÓA CHẤT 72
SSOP 8: SỨC KHỎE CÔNG NHÂN 76
SSOP 9: KIỂM SOÁT ĐỘNG VẬT GÂY HẠI 78
SSOP 10 : KIỂM SOÁT CHẤT THẢI 80
SSOP 11:VỆ SINH VẬT LIỆU BAO GÓI 82
5.2 Quy phạm GMP của sản phẩm 83
GMP 1 – 1 : TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU. 83
GMP 1 – 2 :RỬA 1 85
GMP 1 – 3 : BẢO QUẢN NGUYÊN LIỆU 86
GMP 1 – 4 : Sơ Chế 88
GMP 1-5: RỬA 2 89
GMP 1-6: PHÂN CỠ - PHÂN LOẠI 91
GMP 1-7: RỬA 3 92
GMP 1-8: CÂN BÁN THÀNH PHẨM 94
GMP 1-9: RỬA 4 95
GMP 1-10: CÂN, XẾP KHUÔN, CHÂM NƯỚC 97
GMP 1-12: CẤP ĐÔNG 100
GMP 1 – 13 : TÁCH KHUÔN, MẠ BĂNG – RÀ KIM LOẠI ,ĐÓNG GÓI 101
GMP 1 – 14 : BẢO QUẢN THÀNH PHẨM 103
5.3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ 106

Lời Mở Đầu
Nước ta đang trên đà hội nhập cùng thế giới phát triển nền kinh tế, ngoài các ngành công nghiệp chính như xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin, điện,… thì nghành công nghiệp thủy sản cũng nằm trong số nghành quan trọng cần đươc phát triển phục vụ cho nền kinh tế nước nhà.
Nước ta nằm phía Tây biển Đông có đường bờ biển dài 3200km. phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam có vịnh Thái Lan với cả một vùng thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2 và biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới nên nguyên liệu rất đa dạng và có bốn mùa. Theo dự tính sơ bộ thì biển Việt Nam có khoảng 2000 loài cá và đến nay đã xác định hơn 800 loài. Ngoài ra còn nhiều loài nhuyễn thể tôm cua… Bên cạnh khai thác tự nhiên thì nước ta còn phát triển nghành nuôi trồng thủy sản., và từ đó đã cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho các nhà máy chế biến thủy sản. tận dụng những ưu thế đó nước ta đang khuyến khích phát triển ngành chế biến thủy sản để đem lại nền kinh tế cho đất nước ngày càng phát triển. Công Ty Cổ Phần Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau là một trong những công ty cung cấp sản phẩm thủy sản đã qua chế biến cho thị trường trong nước cũng như nước ngoài góp phần vào phát triển kinh tế đất nước. Nhóm tui đã tìm hiểu về quy trình công nghệ chế biến thủy sản lạnh đông của công ty. Trong khoảng thời gian thực tập tìm hiểu thì do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong các bạn và quý thầy cô thông cảm.
Cà mau tháng 4 năm 2013




CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
 Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ thủy sản Cà Mau
 Tên quốc tế: ca mau seafood processing and service joint – stock carposation. (cases)
 Trụ sở giao dịch: 04 Nguyễn Công Trứ. Phường 8 Thành Phố Cà Mau
 Điện thoại : 0780 – 383508
 Fax : 0780- 383029
 Website: http: // www.cases.com.vn
 Email : [email protected]
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. lịch sử hình thành
Công ty là doanh nghiệp nhà nước được thành lập hơn 10 năm tọa lạc trên địa bàn có tiềm năng nguyên liệu dồi dào với lực lượng lao động có tay nghề chế biến thủy sản tập trung. Công ty có máy móc thiết bị với công suất chế biến từ 1.000 tấn đến 1.200 tấn thành phẩm thủy sản xuất khẩu trên 1 tháng có chất lượng tốt theo yêu cầu của khách hàng. Mặc khác, công ty nằm trên một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi thủy sản, là một tỉnh có chiều dài bờ biển trên 254 Km, ngư trường khai thác thủy sản rộng lớn và hệ thống sông rạch chằng chịt trong đất liền, cộng với hệ sinh thái rừng ngập mặn đã tạo cho thủy sản địa phương Cà Mau có trữ lượng lớn nhất cả nước, nhân dân lành nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đã tạo nhiều lợi thế phát triển về nguyên liệu cho công ty.
Công ty là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến, dịch vụ thủy sản. Tuy nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, nhưng sau khi thay đổi cung cách quản lý, công ty hoạt động có hiệu quả. Trong thời gian qua, Công ty cũng đã góp phần cho ngân sách tỉnh nhà, tạo nguồn ngoại tệ cho Nhà nước và đảm bảo việc làm ổn định đời sống cho hơn 1.000 lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Công suất khoảng 4.000 - 5.000 tấn tôm/năm, Cases sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tôm bao gồm: tôm sú, thẻ, PD, PUD, PDTO, HOSO, IQF... Bên cạnh đó, Cases còn sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng khác như mực ống, bạch tuộc, mực nang... 11 tháng năm 2012, CASES xuất khẩu đạt 74.892.186 USD
1.2.2. Các đơn vị trực thuộc .
Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh Cảng Cá . Địa chỉ liên lạc số 4 Nguyễn Công Trứ , phường 8,Tp Cà Mau, Việt Nam.
Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Sông Đốc . Địa chỉ liên lạc khu vực 4 Thị Trấn Sông Đốc,Huyện Trần Văn Thời,Tỉnh Cà Mau, Việt Nam.
Công Ty Cổ Phần Chế Biến và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau chi nhánh Kiên Giang . khu Công Nghiệp Cảng Cá Tắc Cậu, Ấp Minh Phong, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang.
1.3. Thuận lợi , khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
1.3.1 . Thuận lợi
Cán bộ công nhân viên trong công ty là những người có trình độ chuyên môn, đã có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất chế biến các mặt hàng thủy sản và có tinh thần đoàn kết cần cù chịu khó đầy nhiệt tình quý mến khách hàng, đó là một động lực lớn để giúp Công ty phát triển.
Hiện nay đối với ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thì Công Ty Cổ Phần Chế Biến Và Dịch Vụ Thủy Sản Cà Mau là công ty đứng trong top 10 thương hiệu thủy sản hàng đầu việt nam đi đầu về công nghệ sản xuất và chiếm lĩnh thị trường, công ty có các thị trường Nga, Đông âu, Trung Đông… Sản phẩm của công ty luôn luôn đa dạng hóa mặt hàng, hình thức mẫu mã bao bì được cải tiến, đồng thời sản phẩm của công ty không ngừng nâng cao và hoàn thiện chất lượng của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.
Chính nhờ đáp ứng khá tốt nhu cầu thị trường, nên đời sống của công nhân lao động trực tiếp cũng từng bước ổn định, gắn bó lâu dài hơn với CASES.


1Y3U8r38s8X77u7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status