Tư tưởng quản lý khoa học của F W Taylor và ảnh hưởng của nó đến quản lý ở nước ta - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Quản lý là hoạt động đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng

nhóm đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Vai trò của nó đã

được thể hiện một cách giản dị qua câu nói dân gian “Một người biết lo bằng cả

kho người hay làm”. Về sau, Các Mác đã khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực

tiếp hay lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ

nhiều hay ít đều cần đến quản lý”; và ông hình dung quản lý giống như công việc

của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng. Quản lý ra đời sớm như vậy

nhưng khoa học quản lý lại ra đời muộn và thực sự trở thành một khoa học chỉ

trong vòng một thế kỉ qua.

Bắt đầu từ quản lý theo kinh nghiệm, đến thế kỷ XX (đặc biệt vào những

năm 40) ở phương Tây mới nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất

hiện hàng loạt công trình, như một “rừng lý luận quản lý” rậm rạp. Những lý

thuyết đó được đúc kết từ thực tiễn quản lý và thể hiện các tư tưởng triết học khác

nhau, phát triển qua từng giai đoạn lịch sử. Trong “rừng lý luận quản lý” ấy, thuyết

quản lý theo khoa học của F.W.Taylor là một học thuyết có giá trị và tiếng vang

lớn. Ông được coi là "cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học" đã mở ra "kỷ

nguyên vàng" trong quản lý. Nỉ không chỉ có có ảnh hưởng rất lớn trong thời kỳ đó

mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý trong thời đại hiện nay.

Đặc biệt là đối với Việt Nam hiện nay, khi chúng ta đang bước vào thời kì

hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, xã hội có nhiều biến động thì hoạt động quản lý càng có ý nghĩa hơn bao giờ

hết. Quản lý có mặt ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, ở mọi lĩnh vực như trong sản xuất,

trong hoạt động dân sự, quân sự trong hoạt động của các tổ chức xã hội,…Trong

các loại quản lý thì quản lý xã hội là phức tạp nhất. Một mặt, xã hội là một hệ

thống trên của kinh tế bao gồm tòn bộ các hoạt động cả về kinh tế, chính trị, hành

chính, đạo đức, tinh thần,… nên nó chứa đựng tất cả những sự phức tạp của các đối

tượng phải quản lý. Mặt khác, trong quản lý xó hội có những quan hệ phi chính

thức như quan hệ đạo đức, quan hệ cá nhân, quan hệ xã hội nằm ngoài phạm vi

điều chỉnh của pháp luật. Hơn nữa sự tác động qua lại giữa các đối tượng, các quan

hệ như giữa quan hệ kinh tế với quan hệ đạo đức, quan hệ kinh tế với quan hệ hành

chính, quan hệ pháp lý,… làm cho việc quản lý càng phức tạp và khó khăn hơn.

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội, việc học hỏi, vận dụng

một cách đúng đắn, sáng tạo tư tưởng quản lý theo khoa học của F.W.Taylor có ý

nghĩa vô cùng to lớn.

Nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng quản lý theo khoa học của

Taylor và làm sáng tỏ những giá trị và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động quản lý

xã hội ở Việt Nam là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp bách, người viết đã lựa

chọn nội dung nghiên cứu với tên gọi: “Tư tưởng quản lý khoa học của

F.W.Taylor và ảnh hưởng của nó đến quản lý xã hội ở nước ta hiện nay”.

by aladinvt
/file/d/0B0oSin ... tPc2c/view
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status