Nghiên cứu chế biến bánh mì ngọt có bổ sung tảo lam Spirulina - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT
Hiện nay, bánh mì là loại thực phẩm được sử dụng rất phổ biến, góp phần đa
dạng hóa bữa ăn cho người lao động, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên. Do
vậy, nâng cao chất lượng của bánh mì là một việc làm hết sức cần thiết. Bằng cách
bổ sung tảo lam Spirulina vào bánh mì, chúng ta sẽ tạo ra được một sản phẩm vừa
nâng cao chất lượng vừa giúp cho người tiêu dùng khỏe mạnh hơn vì những lợi ích
mà Spirulina mang lại.
Mục đích nghiên cứu của đề tà là tạo ra sản phẩm mới đạt chất lượng cao với
những thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối hơn, góp phần ngăn ngừa một số
bệnh như tim mạch, tiểu đường.... Từ quá trình thực hiện đề tài đã thu được kết quả:
tạo ra được sản phẩm “Bánh mì – Tảo Spirulina” với hàm lượng Spirulina tương
đối thích hợp đối với bánh mì là 1%. Sản phẩm “Bánh mì – Tảo Spirulina” có thành
phần dinh dưỡng và có điểm đánh giá cảm quan đạt loại khá. Sản phẩm hoàn toàn
có thể đưa ra thị trường với giá thành hợp lý.
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kỹ thuật và sự tiến bộ của khoa học
kĩ thuật, ngành công nghệ chế biến ở nước ta đã không ngừng đổi mới nâng cao
chất lượng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trong thời đại công nghiệp hóa như hiện nay, vấn đề sức khỏe con người luôn
được đặt lên hàng đầu, tiêu chí thực phẩm đặt ra là phải ngon, bổ, không độc hại, hỗ
trợ tốt cho sức khỏe. Điều đó đã tạo điều kiện cho các loại thực phẩm chức năng ra
đời và phổ biến trên thị trường. Thực phẩm chức năng là xu hướng chung của con
người trong tương lai do đảm bảo đủ calo, sạch, có các hoạt chất sinh học tự nhiên
cần cho sức khoẻ và sắc đẹp, không chỉ tạo cho con người khả năng miễn dịch cao,
chống sự lão hoá, tăng tuổi thọ, mà còn giúp phòng chống được một số bệnh.
Chúng nằm ở ranh giới giữa thức ăn và thuốc chữa bệnh.
Thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có
trong động vật và cây cỏ, khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh
ẩm thực của các dân tộc phương Đông, hạn chế tối đa việc đưa các hoá chất vào cơ
thể - thủ phạm của các phản ứng phụ, quen thuốc, nhờn thuốc.
Hiện nay các nước phát triển có xu hướng ưa chuộng các thực phẩm chức
năng hơn là dùng thuốc, bởi vì phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Việt Nam là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, trong suy
nghĩ, trong mỗi hoạt động: lao động, sinh hoạt, ăn – mặc – ở … của người Việt
Nam đều không thể tách rời truyền thống đó.
Bánh mì là loại thực phẩm được làm từ nguyên liệu bột mì, một sản phẩm tạo
ra bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nó được nhiều giới, nhiều lứa tuổi của
người dân nhiều nước ưa thích.
Nguồn gốc bánh mì do người Pháp du nhập vào Việt Nam, sau một thời gian
dài “tiếp biến”, món ăn nhanh này đã được người dân Việt Nam chấp nhận và ngày
càng ưa thích nó.
Tảo Spirulina thành phần có chứa protein, β-Carotene, B12, sắt, canxi và
18/22 amino acids (8 loại amino acid thiết yếu và 10 loại amino acid không thiết
yếu), tất cả những amino acid cần thiết này tạo thành nguồn thực vật duy nhất hoàn
chỉnh về protein.
Để đáp ứng nhu cầu về đa dạng các sản phẩm từ bánh mì, bước đầu chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế biến bánh mì ngọt có bổ sung tảo lam Spirulina”
để giải quyết phần nào trong các vấn đề nêu trên.
1.2. Mục tiêu đề tài
Tạo ra sản phẩm bánh mì mới bổ sung tảo có giá trị dinh dưỡng cao, gần với
thực phẩm chức năng.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Ø Khảo sát lượng nấm men bổ sung vào trong quá trình lên men.
Ø Hàm lượng tảo bổ sung.
Ø Khảo sát chọn tỉ lệ tảo Spirulina bổ sung tối ưu.
Ø Khảo sát độ nở của bánh mì.
Ø Xác định độ chua của bánh mì.
Ø Sản xuất bánh mì bổ sung tảo.
Ø Đánh giá cảm quan sản phẩm.
Ø Xác định thành phần dinh dưỡng của sản phẩm
Ø Xác định chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm.

9mBw2I6pD9TG8z0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status