Một số đặc điểm sinh học của cá trèn bầu (ompok bimaculatus) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT
Cá Trèn bầu (Ompok bimaculatus) là loài cá nước ngọt quen thuộc với người
dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nổi tiếng là loài có thịt ngon nên rất
được ưa chuộng. Nguồn cá chủ yếu do đánh bắt ngoài tự nhiên, vì vậy nhu
cầu về sản xuất giống nhân tạo là hết sức cần thiết đê đáp ứng cho nhu cầu của
người dân , mở ra hướng đi mới cho người nuôi cá ở vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Qua quá trình nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm thành thục
sinh dục của cá Trèn bầu thu được kết quả nhu sau: cá Trèn bầu là loài cá dữ,
trong tự nhiên thức ăn của cá có nguồn gốc từ động vật, cá có tập tính bắt mồi
chủ động. Cá Trèn bầu có sức sinh sản sản tuyệt đối dao động lớn 2.714 -
22.746 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối trong khoảng 126 – 501 trứng/g
Đường kính trứng dao động trong khoảng 1,18mm – 1,34mm. cá có tập tính
di cư sinh sản. Cá đẻ chủ yếu vào mùa mưa, hệ số thành thục cao vào các
tháng 6,7, 8.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu chung
Với hệ thống sông ngòi chằn chịt ở nước ta nói chung, Đồng Bằng Sông Cửu
Long nói riêng đã cung cấp một lượng lớn nhu cầu thực phẩm cho con người.
Trong đó Cá Trèn Bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797) là loài cá bản địa
quen thuộc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chúng phân bố ở các thủy vực nước
ngọt vùng hạ lưu sông Mekong như: sông, kênh rạch, ao, hồ… Ngoài ra còn
phân bố rộng ở một số nước Đông Nam Á như: Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan,
Myanma, Ấn Độ, Lào, Campuchia
Cá Trèn Bầu từ lâu đã được khai thác ngoài tự nhiên với nhiều phương pháp
khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm cho con người. Do sản lượng khai
thác ít nên sản phẩm chủ yếu tiêu thu trong nội địa. Cá Trèn Bầu được đánh giá
là loại thực phẩm ngon nên giá bán cũng khá cao. Tuy nhiên do sự phát triển
của xã hội với nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm ảnh hưởng đến môi trường
sống tự nhiên của hầu hết các loài cá nói chung, cá Trèn Bầu nói riêng, và nhu
cầu của con người dẫn đến sản lượng đánh bắt ngày càng giảm. Hiện nay các
mô hình nuôi cá bền vững đã được áp dụng ngày càng phổ biến nhằm đáp ứng
nguồn thực phẩm cho con người và bảo vệ môi trường. Và phương pháp nhanh
nhất phục hồi và bảo vệ các giống loài cá đang suy giảm là cho sinh sản nhân
tạo cá. Các đối tượng phổ biến có giá trị kinh tế cao hiện nay như cá tra, cá lóc,
cá rô,… đã được nghiên cứu và sinh sản nhân tạo thành công
Hiện nay có rất ít tài liệu nghiên cứu về cá Trèn Bầu kể cả các nghiên cứu về
đặc điểm sinh học nói chung và đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng nói riêng của
chúng. Trong khi đó nhu cầu về cá giống và đa dạng hóa các đối tượng nuôi ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long là có thực. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì việc
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá là bước đi ban đầu và rất cần thiết.
Từ đó đề tài “Một số đặc điểm sinh học của cá Trèn Bầu Ompok bimaculatus”
được thực hiện
1.2 Mục tiêu
Cung cấp một số thông tin cơ bản về đặc điểm thành thục sinh dục và dinh
dưỡng của cá Trèn bầu để làm cơ sở cho việc nuôi vỗ và kích thích sinh sản
nhân tạo cá, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tương lai.
1.3 Nội dung
Đề tài gồm các nội dung:
Nghiên cứu về đặc điểm thành thục sinh dục của cá Trèn Bầu.
Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Trèn Bầu.
1.4 Thời gian thực hiện
Thời gian: từ tháng 04/2010 đến tháng 4/2011 (kể cả thời gian viết đề tài)
Địa điểm thu mẫu: Tỉnh Cần Thơ và Tỉnh An Giang.
Địa điểm phân tích mẫu: Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ.

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status