Tiểu luận Quy Chế Thành Lập Doanh Nghiệp - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Như chúng ta đã biết, Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập theo
quy định của pháp luật và tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định: công ty cổ phần, công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn vv… Vậy những chủ thể nào có quyền thành lập doanh
nghiệp – một cái áo khoác pháp lý rõ ràng và bền vững để thể hiện ý chí kinh doanh của họ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2005, tổ chức, cá nhân Việt Nam,
tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nếu
không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định của Luật Doanh Nghiệp. Tuy nhiên, theo Nghị
định 139/2007/NĐ-CP thì tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân,
không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 13
của LDN 2005, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại VN. Như vậy, nghị
định này chỉ ghi nhận quyền thành lập doanh nghiệp của tổ chức là pháp nhân chứ không phải
mọi tổ chức nói chung.
Những tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập, quản lý công ty, doanh nghiệp tư nhân theo LDN
bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà
nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. Khái
2
niệm về tài sản nhà nước và công quỹ đã được hướng dẫn tại điều 11 Nghị định
139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 bao gồm:
- Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách
nhà nước;
- Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước;
- Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật;
- Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có
được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục
đích sau đây:
- Chia dưới mọi hình thức cho một số hay tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước.
- Lập quỹ hay bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị
Như vậy, việc thành lập doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang chỉ
bị cấm khi các cơ quan, đơn vụ đó sử dụng một trong những loại tài sản hay công quỹ quy định
tại khoản 2 điều 11 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 để thu lợi riêng cho cơ quan,
đơn vị mình theo quy định tại khoản 3 điều 11 Nghị định nêu trên.
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước,
trừ những người được cử làm thay mặt theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác;



CujAyBvDkt1570D
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status