Nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống đê biển Nam Bộ. - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là một quốc gia với chiều dài bờ biển khoảng 3260 km, Việt Nam có một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế biển và khai thác nguồn lợi từ vùng bãi ven bờ. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải gánh chịu những thiệt hại hết sức nặng nề do thiên tai từ biển mang lại. Hàng năm, những cơn bão liên tiếp đổ bộ từ biển vào đất liền đã mang đi một khối lượng lớn về tài sản, tính mạng con người đồng thời để lại những thảm họa không nhỏ về môi trường mà nhiều năm sau con người vẫn chưa khắc phục được.
Trong những năm gần đây sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên của con người làm cho khí hậu toàn cầu thay đổi. Nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên là vấn đề thời sự tạo ra mối quan tâm đặc biệt cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Hậu quả của hiện tượng này là mực nước biển ngày càng dâng cao kéo theo những thảm họa như bão biển, sóng thần, động đất …
Một trong những biện pháp khắc phục những thiên tai đó được các nước trên thế giới và Việt Nam áp dụng đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực là xây dựng hệ thống đê biển để phòng chống thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân vùng ven biển.
Vùng ven biển Nam Bộ từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang là vùng đa dạng về sinh thái, có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế của của miền Nam cũng như của cả nước. Dù vậy, tiềm năng kinh tế đa dạng của vùng này vẫn chưa được khai thác tương xứng, kém ổn định, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai. Một trong những nguyên nhân là hệ thống đê biển được hình thành qua nhiều thế hệ với quy mô, nhiệm vụ, chức năng ở từng thời kỳ khác nhau, việc xây dựng mang tính chắp vá, hiện tại chưa đủ khả năng chống triều cường, nước biển dâng, để bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống đê biển, đê ngăn mặn cửa sông Nam Bộ hoàn chỉnh, đồng bộ với quy mô công trình có khả năng giảm nhẹ thiên tai là một nhu cầu cấp thiết nhằm ứng phó với những thay đổi về khí hậu toàn cầu, bảo vệ sự phát triển bền vững cho sản xuất và ổn định đời sống nhân dân trong vùng.
Để hệ thống đê biển làm việc ổn định, an toàn và phát huy hiệu quả phòng chống thiên tai đồng thời tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng cần nghiên cứu các giải pháp xây dựng dựa trên các căn cứ khoa học.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng hệ thống đê biển Nam Bộ;
- Xác định quy luật diễn biến của dải ven biển Nam Bộ;
- Xác định được các thông số kỹ thuật, giải pháp thi công đê biển Nam Bộ.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Toàn bộ tuyến đê biển từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang, trong đó tập trung nghiên cứu một số đoạn điển hình, thay mặt cho từng khu vực.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra, thu thập, hệ thống hóa các tài liệu cơ bản phục vụ nghiên cứu;
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây;
- Nghiên cứu lý thuyết cơ bản;
- Sử dụng các phần mềm tin học hiện đại.
5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
- Đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng hệ thống đê biển Nam Bộ.
- Kiến nghị vị trí tuyến, quy mô công trình và các thông số kỹ thuật đê biển Nam Bộ.
- Đề xuất kỹ thuật xây dựng đê biển Nam Bộ qua từng thời kỳ.



/file/d/0Bxmd92 ... JSLWc/view
hoặc
/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status