phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của intel - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 4
I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 4
II. CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 6
III. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY 10
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ TẬP ĐOÀN INTEL 18
I. GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN INTEL 18
II. PHÂN TÍCH SWOT 25
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA INTEL: 28
IV. XÂY DỰNG NHÀ MÁY TẠI VIỆT NAM 34
1. Mục tiêu 34
2. Lý do lựa chọn xây dựng nhà máy tại Việt Nam 34
3. Kết quả thực hiện: 35
V. TRIỄN VỌNG: 36
1. Giảm chi phí: 36
2. Sức ép của địa phương 43
3. Những hoạt động và kết quả 44
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 47
I. KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN 47
1. Nguồn nhân lực 47
2. Logistic 52
3. Nhà cung ứng nội địa 57
4. Nhà phân phối nội địa 58
II. KHAI THÁC NHỮNG CƠ HỘI 59
1. Nguyên liệu sản xuất chip 59
2. Chính sách hỗ trợ của Chính Phủ 60
3. Tiềm năng thị trường Châu Á 61
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thế giới đang bước sang giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ, hội nhập sâu và rộng. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các Công ty đa quốc gia cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển. Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đàu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Xét về tiêu chí phát triển năng động, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới. Vài năm trước, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam là 8% (hiện là 6,8%). Tốc độ tăng trưởng cao là nhờ tiến trình công nghiệp hóa của đất nước với điểm nhấn là các ngành sản xuất tiên tiến như điện tử, công nghệ sinh học…Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng để các nhà đầu tư chọn Việt Nam là sự ổn định về chính trị và xã hội. Nếu thời kỳ đầu những năm 1990, tỷ lệ cùng kiệt đói ở Việt Nam chiếm 58% dân số, thì đến năm 2010, con số này chỉ còn 9,5%. Trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Viện Nghiên cứu độc lập Legatum có trụ sở ở Dubai, về mức sống, năm 2011 Việt Nam xếp thứ 61 (tăng 16 bậc so với năm 2010).Việt Nam còn hấp dẫn giới đầu tư bởi chính sách thuế ưu đãi và thị trường lao động dồi dào. Chuyên viên Vladislav Belov thuộc Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho rằng Việt Nam không chỉ có lợi thế giá nhân công thấp mà còn có lao động chất lượng cao. “Các nhà đầu tư châu Âu đều cho rằng Việt Nam có lực lượng lao động mang tính sáng tạo cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Theo nhiều chuyên viên Đức, khi cộng tác với người Việt Nam, họ thường nảy sinh nhiều ý tưởng kinh doanh mới mẻ. Trong khi đó, các cấp quản lý tại Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều cơ hội, không chỉ với những cơ sở 100% vốn nước ngoài, mà cả với những đơn vị liên doanh khác”, ông Belov nói.
Chính vì lý do trên, Tập đoàn Intel, một tập đoàn sản xuất chip hàng đầu của thế giới,đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD. Đây là tập đoàn đầu tư với số vốn lớn nhất trong các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam từ trước đến nay.
Cũng vì những lý do trên, chúng tui đã quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN INTEL” để tìm hiểu về tập đoàn Intel cũng như những khó khăn, thuận lợi khi Intel đầu tư vào Việt Nam và triển vọng phát triển trong tương lai.
o Mục đích nghiên cứu
Phân tích tình hình và cho biết Intel đã áp dụng chiến lược nào trong trường hợp này. Triển vọng của chiến lược ra sao và đề xuất để phát huy hiệu quả của chiến lược tốt hơn.
o Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu chiến lược Intel đã thực hiện tại Việt Nam- một mắc xích trong hệ thống sản xuất toàn cầu Intel, vì Intel đánh giá Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và năng động, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị tốt và chính phủ có tầm nhìn chiến lược.
o Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hoá và tổng hợp để nghiên cứu.
- Tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt nam để giải quyết các vấn đề nêu ra trong đề tài.
o Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bảng biểu, nội dung của đề tài được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh quốc tế
Chương 2: Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn Intel
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Qua đây, chúng em xin gửi lời Thank tới thầy đã giảng dạy, cung cấp cho chúng em những kiến thức quý báu về kinh tế quốc tế, xã hội, đầu tư quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để tui có thể thực hiện đề tài. Xin chân thành Thank thầy!


A0h2O9Y96gki3cp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status