NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH BẢO HIỂM CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Nông nghiệp từ lâu luôn ñóng vai trò quan trọng ñối với nền kinh tế
nước ta. Kinh tế nông nghiệp không những ñảm bảo chiến lược an ninh lương
thực, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế, tham gia xuất khẩu mà còn
là thị trường lao ñộng cho hàng chục triệu người Việt Nam. Hiện tại cũng như
trong tương lai, nông nghiệp vẫn ñóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của xã hội, không ngành nào có thể thay thế ñược.
Tuy nhiên, nông nghiệp luôn là lĩnh vực phải gánh chịu rất nhiều thiệt
hại nặng nề do thiên tai gây ra, làm ảnh hưởng rất lớn ñến phát triển bền
vững. Những rủi ro này ñã gây ra những thiệt hại có tính hệ thống, tác ñộng
không nhỏ ñến ñời sống của nhân dân, nhất là dân cư sống ở khu vực nông
thôn, miền núi. Công tác phòng ngừa, cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai,
nhìn chung ñã góp phần hỗ trợ cho người dân ổn ñịnh ñời sống, khôi phục sản
xuất. Nhưng do nguồn tài chính của xã hội và nhà nước dành cho khắc phục
hậu quả thiên tai có hạn, nên mới chỉ ñáp ứng ñược một phần thiệt hại xảy ra.
Chính vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một yêu cầu cần thiết và có
một ý nghĩa to lớn ñối với nền kinh tế quốc dân. BHNN ñã ñược triển khai ở
Việt Nam từ năm 1982. Tuy nhiên, ñến nay việc triển khai BHNN cho cây
trồng, vật nuôi vẫn chưa ñem lại hiệu quả. Việt Nam là nước nông nghiệp
nhưng BHNN lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ. Mặc dù ñược khởi ñộng từ rất sớm,
song cho ñến nay phí BHNN của toàn thị trường mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ
trong doanh thu phí BH phi nhân thọ (năm 2004 chiếm khoảng 0,069%; 2005
chiếm 0,008%; 2006 chiếm 0,012%; từ 2007 ñến 2011 chiếm 0,01%/năm)
(Xã luận, 2010- trích trong Nguyễn Mậu Dũng, 2011). Hiện trên thị trường
có rất ít doanh nghiệp tham gia BHNN. Hầu như các loại cây trồng, vật nuôi,
thủy sản ñều không ñược bảo hiểm (BH). Thực tế này khiến cho BHNN hiện

chưa ñóng góp nhiều cho sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi bò sữa hiện nay ñã giữ vai trò quan trọng cả về số lượng lẫn
giá trị trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch
bệnh trong những năm gần ñây khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn,
ảnh hưởng ñến khả năng mở rộng quy mô của người chăn nuôi. Do vậy, các
chương trình BH vật nuôi là những công cụ chuyển giao rủi ro hết sức hiệu
quả ñối với người chăn nuôi, cũng như giảm nhẹ gánh nặng hỗ trợ cho ngân
sách nhà nước trong trường hợp rủi ro xảy ra.
Mộc Châu là một cao nguyên thuộc tỉnh Sơn La với số lượng ñàn bò
sữa lên tới hơn 12.000 con. Hiện nay tại huyện Mộc Châu, chăn nuôi bò sữa
ngày càng ñem lại giá trị kinh tế cao cho hộ nông dân và trở thành nguồn thu
nhập chính cho hơn 500 hộ nông dân trên toàn huyện. Khi mà chăn nuôi bò
sữa trở thành ngành ñem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nông
nghiệp khác ñã tạo ñộng lực cho nhiều hộ nông dân trên ñịa bàn huyện ñã
mạnh dạn ñầu tư nhiều vào chăn nuôi bò sữa hơn. Tuy nhiên, bên cạnh ñó
ngành chăn nuôi này cũng ñòi hỏi lượng vốn ñầu tư khá lơn và cũng tiềm ẩn
không ít rủi ro. Trên thực tế thì rủi ro có thể ñến với bất cứ hộ nào, ngoài
những yếu tố bên trong thì còn chịu thêm nhiều của các yếu tố ngoại cảnh.
ðể chia sẻ rủi ro với người dân, từ năm 2004, Công ty cổ phần (CTCP)
Giống bò sữa Mộc Châu ñã xây dựng Quỹ BHNN cho chăn nuôi bò sữa. ðây
ñược coi là quỹ bảo hiểm nông dân tự quản ñầu tiên và ñược sự bảo trợ của
CTCP Giống bò sữa Mộc Châu. Hiện nay, ban quản lý Quỹ BH do các hộ chăn
nuôi bầu ra, gồm 13 thành viên, ñại ñiện cho các khu vực chăn nuôi, bác sĩ thú y,
công ñoàn, hộ chăn nuôi... Năm 2011, mô hình BHNN ñược triển khai thí ñiểm
trên 21 tỉnh thành, ñối với từng ñối tượng cây trông vật nuôi. Trong khi ñó, quỹ
BH bò sữa do CTCP Giống bò sữa Mộc Châu ñã triển khai ñược hơn 7 năm và
mang lại hiệu quả thiết thực, ñược người chăn nuôi nhiệt tình hưởng ứng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kinh tế 3
quả thì sự thành công của mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa tại huyện Mộc
Châu ñã và ñang trở thành mục tiêu quan tâm. ðể tìm hiểu về quá trình thực
hiện, những thành tựu và hạn chế của mô hình BH này, chúng tui tiến hành
nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu cơ chế hoạt ñộng của mô hình bảo hiểm cho
chăn nuôi bò sữa của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ chế hoạt ñộng của mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa
của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu từ ñó ñề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế
hoạt ñộng của mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa của CTCP Giống bò sữa
Mộc Châu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn ñề lý luận và thực tiễn về cơ chế hoạt ñộng của
mô hình BH cho chăn nuôi;
- ðánh giá thực trạng cơ chế hoạt ñộng của mô hình BH cho chăn nuôi
bò sữa trên ñịa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến cơ chế hoạt ñộng của mô hình BH
cho chăn nuôi bò sữa tại ñịa phương;
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả hoạt ñộng của
mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa của Công ty trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi:
1. Những tác nhân nào tham gia vào mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa
của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu và mối quan hệ giữa các tác nhân?
2. Quy trình hoạt ñộng của mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa của CTCP
Giống bò sữa Mộc Châu như thế nào?
3. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới cơ chế hoạt ñộng của mô hình BH
cho chăn nuôi bò sữa tại ñịa phương?
4. Thuận lợi, khó khăn trong cơ chế hoạt ñộng của mô hình BH là gì?
5. Giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả cơ chế hoạt ñộng của mô hình
BH cho chăn nuôi bò sữa?
1.4 ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa,
các tác nhân tham gia trong mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa tại ñịa phương.
ðối tượng nghiên cứu gián tiếp là các vấn ñề liên quan ñến cơ chế hoạt
ñộng của mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa trên ñịa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu sự tham gia BH
và cơ chế hoạt ñộng của mô hình BH cho chăn nuôi bò sữa trên ñịa bàn huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Phạm vi thời gian:
- Thời gian thực hiện ñề tài dự kiến từ tháng 6/2013 ñến tháng 4/2014.
- Thời gian thu thập số liệu: số liệu ñược dùng cho nghiên cứu ñược lấy
từ năm 2010 ñến nay.
Phạm vi không gian: ñề tài ñược thực hiện tại huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La.

UQcg654aIie9Xs1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status