Xử lý nước thải nhà máy giấy bằng hệ thống đất ngập nước - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mục lục
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY 1
I. Giới thiệu chung về ngành giấy 1
1. Lịch sử phát triển 1
2. Giới thiệu về công nghiệp giấy ở Việt Nam 2
2.1 Nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy trong nước 2
2.2 Tình hình phát triển và vai trò của ngành giấy đối với nền kinh tế 2
II. Khái quát ngành giấy 3
1. Một số định nghĩa về giấy 3
2. Vai trò của giấy 3
3. Quá trình sản xuất giấy 4
3.1 Nguyên liệu làm giấy 4
3.2 Sơ đồ công nghệ quy trình sản xuất giấy 4
3.2.1. Giai đoạn sản xuất bột giấy 4
3.2.2. Giai đoạn làm giấy 6
4. Các vấn đề ô nhiễm 7
4.1 Ô nhiễm không khí 7
4.1.1. Quá trình nghiền bột 7
4.1.2. Quá trình xeo giấy 7
4.1.3. Khí thải từ các quá trình đốt nhiên liệu 7
4.2 Ô nhiễm chất thải 7
4.3 Ô nhiễm nước thải 8
4.3.1. Các loại nước thải trong quá trình sản xuất giấy 8
4.3.2. Nước thải từ công nghệ xeo giấy 8
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC 9
I. Các khái niệm và định nghĩa về đất ngập nước 9
1. Định nghĩa 9
2. Đặc tính của đất ngập nước 11
3. Các chức năng của đất ngập nước 11
3.1 Chức năng sinh thái của đất ngập nước 11
3.2 Chức năng kinh tế 12
4. Các loại đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải 13
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 13
I. Các phương pháp giảm thiểu nước thải trong công nghiệp giấy 13
II. Hệ thống xử lý nước thải sử dụng hệ đất ngập nước 14
1. Sơ đồ thiết kế hệ thống 15
2. Tính toán thiết kế hệ thống đất ngập nước 16
3. Tính toán chi phí cho hệ thống đất ngập nước 18
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 18


LỜI MỞ ĐẦU
Giấy là một sản phẩm rất cần thiết cho đời sống, nó phục vụ mọi sinh hoạt cho con người cho mọi đối tượng như giấy tập, giấy bao bì, thùng giấy, giấy vệ sinh…
Để làm được giấy thì người ta cần tiêu tốn một lượng lớn bột giấy. Một khi đã hết gỗ để sản xuất thì người ta chặt gỗ trái phép để lấy gỗ làm giấy như thế sẽ làm mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, lũ lụt, và nhiều thiên tai khác kéo đến. Nên con người đã tái chế lại những sản phẩm đã qua sử dụng để tạo thành những sản phẩm mới. Như thế đã góp phần vào bảo vệ môi trường tạo môi trường thân thiện với con người.
Nhưng bên cạnh đó quá trình tái chế giấy đã sản sinh ra một lượng khí thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì thế trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát về công nghiệp sản xuất giấy, vấn đề ô nhiễm nổi cộm của nó và tìm ra giải pháp công nghệ xử lý những vấn đề ô nhiễm đó.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY
I. Giới thiệu chung về ngành giấy
1. Lịch sử phát triển
Từ xa xưa người Trung Quốc sau đó là người Ai Cập đã biết làm giấy từ dây cói bằng cách chẻ nhỏ rồi xếp chúng lên nhau, sau đó ép lại rồi phơi khô thành những tấm giấy có thể viết được. Nhưng đó chỉ là phương pháp làm giấy thủ công. Một số sự kiện đánh dấu cho mốc lịch sử sự phát triển công nghiệp giấy trên thế giới điển hình như:
• 1798: Nicholas – Louis Robert (Pháp) được nhận bằng phát mình về máy xeo giấy liên tục đầu tiên
• 1803 – 1807: anh em nhà Fourdrinier (Anh) nhận bằng phát mình cho máy xeo liên tục cải tiến
• 1809: John Dickinson (Anh) nhận bằng phát minh về máy xeo tròn
• 1817: máy xeo tròn xuất hiện ở Mỹ
• 1827: xuất hiện máy xeo dài đầu tiên ở Mỹ
• 1840: phát triển của phương pháp sản xuất bột mài tại Đức
• 1854: bột giấy lần đầu tiên được sản xuất theo phương pháp soda
• 1870: triển khai công nghiệp đầu tiên quá trình sản xuất bột mài, bột sulfit.
Những công trình này là những đột phá cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển của công nghiệp giấy hiện đại ngày nay
2. Giới thiệu về công nghiệp giấy ở Việt Nam
2.1 Nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy trong nước
Theo thống kê của Tổng Công ty Giấy Việt Nam (VIETNAM PAPER CORPORATION): tổng lượng giấy tiêu thụ cả nước ta trong năm 2012 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn giấy các loại. Trong khi các nước phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/người/năm, thì người dân các nước châu Á có mức tiêu thụ giấy chưa nhiều, bình quân đạt 40 kg/người/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn, mới chỉ đạt hơn 30 kg/năm. Sức tiêu thụ giấy của người dân nước ta đã liên tục tăng nhanh trong những năm qua: năm 2010 bình quân sử dụng 26,44 kg/năm/người; năm 2011 đạt 29,61 kg/năm/người; năm 2012 đạt 32,7 kg/năm/người. Tuy nhiên đến nay thì nhu cầu tiêu dùng giấy giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước (xuống còn khoảng 30 kg/người/năm), nhất là mặt hàng giấy cao cấp tráng phấn và giấy in báo, do người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi tiêu…
2.2 Tình hình phát triển và vai trò của ngành giấy đối với nền kinh tế
Ngành công nghiệp giấy nước ta không ngừng phát triển. Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được xây dựng nhưng đều có công suất dưới 20.000 tấn/năm như Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Bột giấy Văn Điển, Nhà máy Giấy Đồng Nai, Nhà máy giấy Tân Mai… Đến năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam đạt được 72 ngàn tấn/năm nhưng sản lượng thực tế chỉ 28 ngàn tấn/năm, một con số quá nhỏ nhoi so với nhu cầu tiêu thụ hơn 2 triệu tấn. Thế nhưng chỉ hơn 30 năm sau, ngành giấy đã đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã có mặt ở thị trường 18 nước trên thế giới (thị phần nhiều nhất là vào các thị trường Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản…), với kim ngạch năm 2012 đạt 425 triệu USD. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu giấy hiện chỉ bằng 1/3 so với kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Năm 2012, cả nước đã nhập khẩu 1,216 triệu tấn giấy các loại với trị giá 1,164 triệu USD, nguồn nhập nhiều từ Trung Hoa và Indonesia.
Năng lực sản xuất bột giấy của Việt Nam cũng tăng rất nhanh. Sản lượng bột giấy sản xuất trong nước năm 2010 đạt 345,9 nghìn tấn; năm 2011 đạt 373,4 nghìn tấn. Năm 2012, sản lượng bột giấy nước ta thiết lập mức tăng

m92g300ep0FBsL5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status