Chiều ngày 17 tháng 9 năm 2003, Đ cùng C đang ngồi uống nước thì có một em bé mời mua vé số. C lấy 15.000 đồng mua 3 tờ vé số - Bài tập lớn hình sự 2 - pdf 27

Chia sẻ link tải ôn tập luật hình sự


BÀI 03
Chiều ngày 17 tháng 9 năm 2003, Đ cùng C đang ngồi uống nước thì có một em bé mời mua vé số. C lấy 15.000 đồng mua 3 tờ vé số. Trong khi C trả tiền thì Đ nhận lấy 3 từ vé số từ người bán và đút cất vào túi quần của mình và nói: ‘ Để tui cầm cho may mắn, nếu trúng thưởng thì tối nay lại đi nhậu nhé” . C chỉ cười và không có phản ứng gì. Sáng hôm sau khi dò vé số biết trúng thưởng, Đ đã đi nhận thưởng 150 triệu đồng rồi gọi điện cho C và nói : “3 tờ vé số hôm qua trượt hết rồi” rồi đi mua một chiếc xe máy. Sau đó, Đ mời C đến nhà ăn khao xe mới. C nghi ngờ, đi hỏi và biết được ba tờ vé số mà mình mua trúng thưởng trị giá 150 triệu đồng. C yêu cầu D trả lại số tiền trúng thưởng nhưng Đ kiên quyết từ chối và nói dối là vé không trúng thưởng nên đã xé bỏ. C đề nghị cơ quan công an điều tra và vụ việc được xác định đúng như đã nêu trên.
Hỏi:
1. Hành vi phạm tội của Đ cấu thành tội gì? Tại sao?
2. Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?
3. Hãy xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội mà Đ đã thực hiện.






NỘI DUNG
1. Hành vi của Đ cấu thành tội gì? Tại sao?
Trả lời: Hành vi của Đ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì:
Xét hành vi của Đ trong tình huống và Điều 139 BLHS 1999 “ Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hay dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hay đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hay đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…”. Trong hành vi do Đ thực hiện đã có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 139 BLHS 1999.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hay dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hay đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hay đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hay phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hay tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Xét hành vi của Đ:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác
bằng thủ đoạn gian dối.
a. Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu. Trong
trường hợp này thì khách thể của tội phạm do Đ thực hiện là quan hệ sở hữu của C đối với số tiền 150 triệu đồng mà Đ chiếm đoạt.
Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng giống với đối
tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu khác đó là tài sản. Cụ thể ở đây là số tiền 150 triệu đồng của C bị Đ chiếm đoạt.


aL0b2M6h678xeHb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status