nghiên cứu bào chế hệ tự nhũ hóa siêu bão hòa chứa silymarin - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Silymarin, một hỗn hợp flavonoid được chiết xuất từ cây kế sữa (Silybum
marianum), đã được chứng minh trên lâm sàng có hiệu quả để điều trị một loạt các
rối loạn gan, bao gồm viêm gan virus cấp tính và mãn tính, viêm gan và xơ gan do
độc tố và thuốc, bệnh gan do rượu [4], [21], [42], [43]. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị
của silymarin bị hạn chế do độ tan trong nước kém (0,04 mg/ml [17]), khả năng
thấm trong đường tiêu hóa kém (20-50% [37]), sinh khả dung thấp khi sử dụng
đường uống (SKD tuyệt đối của đường uống silybin – thành phần chính của
silymarin trên chuột xấp xỉ 0,95% [35]).
Gần đây, hệ tự vi nhũ hóa (TVNH) đã được sử dụng rộng rãi để tăng sinh khả
dụng đường uống của các hợp chất ít tan trong nước, nhờ khả năng tự vi nhũ hóa
trong dạ dày tạo thành các giọt vi nhũ tương [45]. Tuy nhiên, điểm mấu chốt khi
phát triển của một công thức hệ TVNH là dược chất phải còn phân bố trong các giọt
nhũ tương dầu/nước sau pha loãng với dịch tiêu hóa. Nếu không, dược chất có thể
bị kết tủa, khiến cho hiệu quả đạt được trên in vivo kém [9]. Để ngăn hiện tượng kết
tủa, người ta sử dụng nồng độ cao chất diện hoạt, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến
một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Để ngăn hiện tượng kết tủa dược chất và
hạn chế nồng độ chất diện hoạt cao, hệ tự vi nhũ hóa siêu bão hòa (TVNHSBH) ra
đời. Hệ TVNHSBH có chứa lượng chất diện hoạt ít hơn và polyme ức chế kết tinh,
tạo thành và duy trì trạng thái siêu bão hòa bằng cách ngăn cản hay làm giảm tối
thiểu kết tinh từ dược chất, nhờ đó giúp tăng sinh khả dụng đường uống và giảm bớt
tác dụng phụ hơn so với hệ TVNH thông thường [9], [10], [12]. Do đó, chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế hệ tự vi nhũ hóa siêu bão hòa chứa
silymarin” nhằm những mục tiêu sau:
1. Bào chế được hệ tự vi nhũ hóa siêu bão hòa chứa silymarin.
2. Sơ bộ đánh giá sinh khả dụng đường uống trên thỏ của 2 dạng: hệ TVNH
và hệ TVNHSBH chứa silymarin.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về silymarin
1.1.1. Công thức cấu tạo, tính chất hóa lý.
1.1.1.1. Công thức cấu tạo
Silymarin là một hỗn hợp gồm các thành phần: silybin (A,B), isosilybin (A,B),
silydianin, silychristin [32]. Trong đó silybin là thành phần chính có tác dụng sinh
học.
+ Công thức cấu tạo của silybin
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của silybin
+ Tên khoa học: 3,5,7-trihydroxy-2-[3-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-2-
(hydroxymethyl)-1,4-benzodioxan-6-yl]-4-chromanon [31].
+ Tên khác: silibinina; silibinine; silibininum; silybum substance E6; sylibinina
[31].
+ Công thức phân tử: C25H22O10 [31].
1.1.1.2. Tính chất hóa lý
+ Tính chất vật lý: là chất bột đồng nhất màu vàng đến nâu, vị hơi đắng, có mùi
thơm nhẹ. Rất khó tan trong nước (độ tan 0,04 mg/ml [17]), tan tốt trong một số
dung môi hữu cơ như ethyl acetat, ethanol… [3].
+ Tính chất hóa học: silymarin có một số phản ứng đặc trưng của flavonoid như
phản ứng với FeCl3, với kiềm, với H2SO4 đậm đặc… [1].
1.1.2. Cơ chế tác dụng
Cơ chế tác dụng của silymarin trên gan bao gồm: Ổn định tế bào gan bằng cách
ức chế các chất độc với gan liên kết với receptor trên màng tế bào gan. Giảm quá
trình oxy hóa glutathion nên tăng nồng độ glutathion trong gan và ruột. Hoạt tính

U8LGF1TO6hDOf2Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status