Kỹ năng sử dụng bảng hóa học - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN
CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN HÓA HỌC
1. Kỹ năng dùng lời
a) Tầm quan trọng
- Lời nói là công cụ dạy học số 1 của người giáo viên vì :
+ Có thể diễn đạt được mọi nội dung phức tạp, tế nhị.
+ Có thể mà hóa được một khối lượng vô hạn các thông tin.
+ Không bị lệ thuộc vào ánh sáng vất cản….
- Lời nói là phương tiện giao tiếp rất hiệu quả, giúp GV tạo mối quan hệ thầy trò
b) Các bước rèn luyện kỹ năng dùng lời.
- Đọc nhiều, nghe nhiều để có vốn từ phong phú và vốn kiến thức sâu rộng.
- Kiên trì luyện tập cá nhân :
+ Bước đầu nên đọc to sau đó đọc diễn cảm, nhờ người nhận xét hay ghi âm lời nói để uốn nắn .
+ Tập thở sâu kiểm soát và điều khiển hơi thở để nói được câu dài, liên tục không đứt đoạn.Tập sử dụng ngắt hơi để tách các nhóm từ, mệnh đề . Có những chỗ cần dừng lại lâu hơn để tạo cảm giác chờ đợi, gây chú ý.
+ Tập điều khiển giọng nói theo ý muốn: to, nhỏ, nhanh, chậm, vui, buồn….Nói trước gương để xem nét mặt, cử chỉ điệu bộ có phù hợp không
+ Nâng dần khả năng diễn đạt : dễ hiểu, lưu loát, sinh động, hấp dẫn .
- Tập nói trước nhóm nhỏ, tập kể chuyện khôi hài, chủ động làm quen, bắt chuyện với mọi người.
- Tham gia các hoạt động tập thể : cần mạnh dạn phát biểu, tranh luận trước đám đông, tích cực khi tham gia thảo luận nhóm.
2. Kỹ năng sử dụng bảng. “tui nghe- tui quên, tui nhìn – tui nhớ, tui làm – tui hiểu”
a) Tầm quan trọng
- Giữ được lâu các tín hiệu nên độ chính xác, trung thực, tin cậy cao, khoảng cách truyền tin lớn tốc độ truyền tin cực đại.
- HS dễ theo dõi tiến trình bài giảng , nhớ bài khi GV sử dụng hình vẽ, sơ đồ…
- Trình bày bảng đẹp, gọn gàng, khoa học sẽ hình thành cho hs tính cẩn thận, chính xác . Gây thiện cảm với hs và người dự.
b)Một số chú ý khi viết bảng.
- Những nội dung viết phải được dự kiến trước (trong giáo án).
- Trình bày chính xác, cô đọng dàn ý , không viết lửng , dở dang.Tên bài,các đế mục lớn viết bằng chữ in hay phấn màu, các đề mục nhỏ thì lui vào trong .Viết đúng thuật ngữ, danh pháp hóa học, nếu viết tắt phải giải thích.
- Chia bảng thành cột, tận dụng tối đa khoảng giữa bảng, giữ bảng sạch sẽ xóa ngay những phần không cần thiết.
- Viết bảng kết hợp với lời nói khéo léo.
3. Kỹ năng sử dụng bài tập.
- Kỹ năng xác định rõ mục đích của từng bài tập và tiết luyện tập ôn tập : Kiến thức nào cần ôn? Kiến thức nào cần củng cồ, hệ thống? Những lỗ hổng kiến thức nào cần bổ sung? Cần hình thành cho hs pp giải nào ?(với dạng bài cụ thể)
- Kỹ năng tóm tắt đề : nó giúp hs dễ hình dung một cách khái quát các dữ kiện tạo thuận lợi cho quá trình tư duy, tìm lời giải.
- Kỹ năng dùng sơ đồ, hình vẽ nhằm cụ thể hóa các vấn đề khó và trừu tượng.
* Lưu ý :
- Chỉ chữa những bài tiêu biểu, điển hình hay có pp giải mới .Giúp hs nắm chắc pp giải các dạng bài tập cơ bản bằng cách chữa mẫu thật kỹ, cho bài tương tự về nhà làm.
- Phải nghiên cứu kỹ tính trước kết quả giải bằng nhiều cách khác nhau, chọn cách tối ưu, dự kiến trước những sai lầm hs hay mắc phải. Những bài tương tự thì cho hs lên bảng giải, thầy chỉ nói hướng giải hay những điểm cần chú ý. Nếu hs có hướng giải sai nên dừng lại ngay.
4. Kỹ năng sử dụng thí nghiệm.
TN ở trường PT giúp hs làm quen với những tính chất, mối quan hệ có tính qui luật giữa các đối tượng nghiên cứu, là cơ sở để nắm vững các qui luật, khái niệm hóa học.Có các loại TN : TN nghiên cứu và TN minh họa, TN kiểm chứng, TN nêu vấn đề và TN giải quyết vấn đề, TN đối chứng- so sánh.
5. Kỹ năng sử dụng sơ đồ, biểu bảng
Có tác dụng mã hóa kiến thức: cô đọng, hấp dẫn, dễ hình dung, dễ khái quát hơn cách trình bày bằng lời nói, vì vậy gây được sự chú ý, hs dễ hiểu, dễ nhớ.
6. Kỹ năng sử dụng tranh ảnh, hình vẽ.
Có tác dụng thay thế những vật quá nhỏ bé hay quá to lớn , những vật nguy hiểm không thể tới gần, những vật mà lời nói không thể nào mô tả được.
7. Kỹ năng kể chuyện hóa học.
Có tác dụng tạo thư giãn, tăng hứng thú bài giảng, mở rộng tầm hiểu biết một cách nhẹ, thoải mái và hiệu quả, hs nhớ lâu kiến thức gắn với câu chuyện kể, gây thiện cảm thầy trò.
* Lưu ý: cần lựa chọn chuyện hay, hấp dẫn, phù hợp nội dung bài giảng. Loại bớt tình tiết không cần thiết, thêm thắt những tình tiết minh họa hấp dẫn (tìm hình ảnh minh họa nếu được).Tập kể vài lần cho lưu loát, hấp dẫn kết hợp cử chỉ điệu bộ.

OASet78IeD27Y3Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status