Quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, nhu cầu mang thai hộ trong xã hội diễn ra ngày càng nhiều do tỷ lệ
các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn tăng qua các năm gần đây. Trước khi Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014 ra đời cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo, nhà nước ta cấm hành vi mang thai hộ. Do nhu cầu muốn có con cùng huyết
thống của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn quá lớn, nên dẫn đến có nhiều cặp vợ
chồng cố ý thực hiện dù biết luật pháp không cho phép, họ vẫn thực hiện ngầm dịch vụ
mang thai hộ với mong muốn có được đứa con. Do pháp luật cấm nên khi có xảy ra
tranh chấp giữa các bên, pháp luật giải quyết theo quy định hiện hành nên cũng gặp
nhiều vướng mắc khi giải quyết. Trước tình hình đó, mang thai hộ trở thành một vấn
đề quan tâm của nhiều người và có nhiều bài viết xoay quanh vấn đề mang thai hộ này.
Nhu cầu muốn có đứa con có cùng huyết thống của các cặp vợ chồng vô sinh,
hiếm muộn ngày càng nhiều, với những khát khao, nguyện vọng đó quy định mang
thai hộ đã được Quốc hội thông qua lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014, đáp ứng nhu cầu chính đáng của những cặp vợ chồng vô sinh,
hiếm muộn. Đây là lần đầu tiên Luật ghi nhận cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo nên mang thai hộ là quy định mới và phức tạp trong quá trình áp dụng
pháp luật vào cuộc sống. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Quy định mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014” là hết sức cần
thiết.
2. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh
pháp lý về quy định mang thai hộ nhằm tiếp cận vấn đề mang thai hộ sâu hơn và có cái
nhìn toàn diện hơn.
Đồng thời, Luận văn đi sâu phân tích làm rõ khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai
trò của quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của
các bên, hậu quả pháp lý khi thực hiện mang thai hộ.
Qua đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điểm chưa hợp lý của quy định
mang thai hộ nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến mang thai
hộ. Do nhà nước ta cấm thực hiện mang thai hộ vì mục đích thương mại, nên người
viết chỉ chủ yếu nghiên cứu mang thai hộ dưới gốc độ là mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo được nhà nước cho phép thực hiện
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: cơ sở khoa học pháp lý và những nội dung lý luận về Luật
học là nền tảng trong việc nghiên cứu. cơ sở lý luận là quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Nhà
nước và Pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu: đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể
dựa trên cơ sở, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sử dụng các
phương pháp phân tích luật viết được sử dụng tìm hiểu các quy định của pháp luật;
phương pháp chứng minh được sử dụng để đưa ra các dẫn chứng, chứng minh; phương
pháp tổng hợp thống kê tài liệu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về mang thai hộ.
Chương 2: Quy định của pháp luật về mang thai hộ.
Chương 3: Một số điểm chưa hợp lý và giải pháp hoàn thiện quy định mang
thai hộ.


fT0qz419CtKM3e5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status