Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông huyện Ba Vì - Hà Nội - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngƣời Việt Nam từ xƣa vẫn quan niệm: “Trăm hay không bằng tay quen”.
“Học đi đôi với hành”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Để nhấn mạnh yếu
tố thực hành và vận dụng thực tế.
Hơn 2000 năm trƣớc, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã nói “Những gì tôi
nghe, tui sẽ quên. Những gì tui thấy, tui sẽ nhớ. Những gì tui làm, tui sẽ hiểu”
Còn nhà triết học Hy Lạp, Xôcrat (470 – 399 TCN) cũng nêu quan điểm
“Ngƣời ta phải học bằng cách làm một việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình
biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho đến khi làm nó”.
Những tƣ tƣởng của các nhà giáo dục, các nhà triết học thời cổ đại có thể đƣợc
coi là nguồn gốc tƣ tƣởng đầu tiên của học qua trải nghiệm. Tƣ tƣởng này thực sự
đƣợc đƣa vào giáo dục hiện đại từ những năm đầu của thế kỉ XX. Năm 1902, tại Mĩ,
“Câu lạc bộ trồng ngô” đầu tiên dành cho học sinh đƣợc thành lập với mục đích dạy
cho trẻ thực hành trồng ngô, ứng dụng kĩ thuật nông nghiệp thông qua trải nghiệm
các công việc thực tế của nhà nông từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch ngô. Năm
1907, tại Anh, học qua trải nghiệm đƣợc tổ chức thông qua phong trào “Hƣớng đạo
sinh” với các hoạt động trải nghiệm nhƣ cắm trại, kĩ năng sống trong rừng…Cho
đến năm 1977, học qua trải nghiệm đã chính thức đƣợc thừa nhận bằng văn bản và
đƣợc tuyên bố rộng rãi khi Hiệp hội giáo dục trải nghiệm đƣợc thành lập.
Ngày nay, học qua trải nghiệm đang đƣợc tiếp tục triển khai trên phạm vi toàn
thế giới và đƣợc nhìn nhận nhƣ là một triển vọng tƣơng lai tƣơi sáng cho giáo dục
toàn cầu trong những thập kỉ tiếp theo
Ở nƣớc ta, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo đƣợc nêu
trong Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa

dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…” [23, tr. 5].
Theo đó quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triến toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [23, tr. 2]. Điều đó cho thấy, việc đổi mới
hình thức, phƣơng pháp dạy học theo Chƣơng trình mới sau năm 2015 đặc biệt nhấn
mạnh hình thức học tập trải nghiệm
Trong những năm qua, bộ môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông là một trong những
môn học bị đánh giá là môn “phụ”, nặng nề, nhàm chán, khô khan thậm chí là môn học
mà học sinh “sợ nhất”. Tâm lý sợ dẫn đến chán ghét môn học đã làm chất lƣợng dạy
và học thấp, làm cho xã hội không khỏi lo lắng. Nâng cao chất lƣợng dạy và học
lịch sử đang là vấn đề bức thiết đặt ra. Một trong những giải pháp góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học theo Dự thảo chƣơng trình mới sau năm 2015 là tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử. Hoạt động học tập trải nghiệm
sáng tạo là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà
trƣờng với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự
tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ
chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới mẻ,
qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sƣu tầm,
đánh giá tƣ liệu sự kiện lịch sử, phát triển năng lực ngƣời học.
Nhƣ vây, việc đƣa hoạt động giáo dục trải nghiệm vào xây dựng cấu trúc
chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đã cho thấy tầm quan trọng của hình thức dạy
học này trong việc nâng cao chất lƣợng dạy và học nói chung và dạy học Lịch sử
nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học Lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay và yêu cầu
của việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học
Lịch sử, chúng tui lựa chọn vấn đề “: Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng
tạo cho hoc ̣ sinh trong day ̣ hoc ̣ Lịch sử địa phương ở trường THPT huyện Ba Vì
– Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề hoạt động học tập qua trải nghiệm sáng tạo không phải là vấn đề mới với
nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng với Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ. Đặc biệt
chƣa có tài liệu nghiên cứu, tác phẩm, luận văn, luận án nào trình bày cụ thể chi tiết
đến tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử. Vì vậy
trong quá trình nghiên cứu chúng tui đã tham khảo, tiếp cận các loại tài liệu đề cập
đến những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhƣ sau:
2.1. Tài liệu nước ngoài
Lý luận về giáo dục đã đƣợc nhiều các nhà tâm lí học, giáo dục học quan tâm
nghiên cứu và hoàn thiện từ khá sớm. Hệ thống lý luận về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo tuy có nhiều nghiên cứu khác nhau song đƣợc trình bày thống nhất với hệ
thống lý luận về hoạt động dạy học.
Đầu tiên phải kể đến Lý thuyết Hoạt động nghiên cứu về bản chất quá trình hình
thành con ngƣời. Luận điểm cơ bản của Lý thuyết Hoạt động, đã trở thành nguyên
tắc nghiên cứu bản chất ngƣời và quá trình hình thành con ngƣời, đó là “Tâm lí hình
thành thông qua hoạt động”. Điều này có nghĩa là, chỉ thông qua hoạt động của
chính bản thân con ngƣời, thì bản chất ngƣời, nhân cách ngƣời đó mới đƣợc hình
thành và phát triển. Hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời. Không có hoạt
động, không có con ngƣời, do vậy cũng không có xã hội loài ngƣời. Nguyên tắc
“Tâm lí hình thành thông qua hoạt động” có ý nghĩa chỉ đạo, tổ chức các hoạt động
giáo dục con ngƣời trong nhà trƣờng trong học tập và giáo dục, rèn luyện, việc lĩnh
hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…là hoạt động của chính ngƣời học. Con ngƣời có tự lực
hoạt động mới biến kiến thức, kinh nghiệm mà xã hội tích lũy đƣợc thành tri thức
của bản thân.
Cùng với Lý thuyết Hoạt động, Lý thuyết tương tác xã hội đã chỉ ra rằng môi
trƣờng xã hội – lịch sử không chỉ là đối tƣợng, là điều kiện, phƣơng tiện mà còn là
môi trƣờng hình thành tâm lý mỗi cá nhân. Con ngƣời tƣơng tác với những ngƣời
xung quanh, tƣơng tác trong môi trƣờng xã hội, đã giúp hình thành tâm lý ngƣời.
Vận dụng nguyên lý trên trong giáo dục, L.X. Vƣgôtxki, nhà Tâm lí học Hoạt
động nổi tiếng trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng: “trong giáo dục, trong một
lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp (assisted discovery) hơn là sự tự
khám phá. Ông cho rằng sự khuyến khích bằng ngôn ngữ của giáo viên và sự cộng
tác của các bạn cùng tuổi trong học tập là rất quan trọng” [25, tr. 13]. Điều này
cho thấy để hình thành tri thức, kỹ năng, kĩ xảo có hiệu quả cao, không chỉ coi trọng
sự chỉ dẫn, hƣớng dẫn của giáo viên mà phải coi trọng hoạt động cùng nhau, coi
trọng sự hợp tác, làm việc cùng nhau giữa những ngƣời học.
Còn nhà Tâm lí học Nhận thức hàng đầu là Jean Piaget chuyên nghiên cứu bản
chất nhận thức từ góc độ cá nhân, cũng đã có những kết luận trùng hợp với L.X.
Vƣgôtxki khi nghiên cứu nhận thức ở ngƣời. Lí thuyết của J. Piaget về sự giải quyết
mâu thuẫn trong quá trình phát triển nhận thức đã cho rằng: “các cá nhân, trong
trường hợp tương tác cùng nhau, khi có những mâu thuẫn nhận thức xuất hiện đã
tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức, do đó đã thúc đẩy khả năng và hoạt động
nhận thức, thúc đẩy sự phát triển nhận thức của mỗi người” [35, tr. 32]
Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX Lý thuyết Kiến tạo ra đời và phát triển
, các tác giả của Lý thuyết Kiến tạo quan niệm hoạt động học là quá trình ngƣời học
tự kiến tạo, tự xây dựng tri thức cho chính mình. “Người học tự xây dựng những
cấu trúc trí tuệ riêng về nội dung học, lựa chọn những thông tin phù hợp, giải nghĩa
thông tin trên cơ sở vốn kinh nghiệm (tri thức đã có) và nhu cầu hiện tại, bổ sung
những thông tin mới để tìm ra ý nghĩa của tài liệu mới” [35, tr. 34 ]. Nhƣ vậy, hoạt
động học là quá trình ngƣời học tự kiến tạo tri thức cho chính mình chứ không phải
giáo viên mang sẵn lời giải đến cho họ, Ngoài ra, Lý thuyết Kiến tạo còn cho rằng:
hoạt động học đƣợc hiểu không phải là hoạt động nhận thức cá nhân thuần túy mà là
hoạt động cá nhân trong sự tƣơng tác, giao lƣu với các cá nhân khác, chịu ảnh
hƣởng của hoàn cảnh cụ thể. Từ quan niệm trên về hoạt động học, Lý thuyết Kiến
tạo quan niệm hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hƣớng dẫn
hoạt động học ngƣời học. Ngƣời học là chủ thể tích cực của hoạt động học.
Một trong những lý thuyết nghiên cứu trực tiếp đến hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học là Lý thuyết Học từ trải nghiệm của David A Kolb. Trong Lý
thuyết học từ trải nghiệm, Kolb cũng chỉ ra rằng “Học từ trải nghiệm là quá trình
học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh
nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua làm những khác ở chỗ là
nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” . Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là
cách tiếp cận về phƣơng pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức. Nếu nhƣ mục
đích của việc dạy học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học,
năng lực và hành động khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục
là hình thành và phát triển những phẩm chất, tƣ tƣởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê,
các giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung khác cần có ở con ngƣời trong xã
hội hiện đại. Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận
thức của ngƣời học; nhƣng để phát triển và hình thành phẩm chất thì ngƣời học phải
đƣợc trải nghiệm. Nhƣ vậy, trong lý thuyết của Kolb, trải nghiệm sẽ làm cho việc
học trở nên hiệu quả bởi trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hƣớng, có dẫn
dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, thiếu định hƣớng.
Từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng ngƣời Mĩ, John Dewey, đã
chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trƣờng và đƣa ra quan điểm về vai trò của kinh
nghiệm trong giáo dục. Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của kinh nghiệm, Dewey
cũng chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả
giáo dục bằng cách kết nối ngƣời học và những kiến thức đƣợc học với thực tiễn.
Theo ông học qua trải nghiệm xảy ra khi một người sau khi tham gia trải nghiệm
nhìn lại và đánh giá, xác định cái gì là hữu ích hay quan trọng cần nhớ và sử dụng
những điều này để thực hiện các hoạt động khác trong tương lai.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, tác giả
Vaghin, đã khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong dạy học
lịch sử. Tác giả cũng chỉ rõ nội dung của hoạt động ngoại khóa rất phong phú và
phân loại các loại hoạt động này theo nguồn nhận thức: lời nói của giáo viên, sử
dụng tài liệu thành văn, đồ dùng trực quan, đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh 16
hình thức ngoại khóa: đọc sách, công tác lịch sử địa phƣơng, tham quan di tích lịch
sử….Nhƣ vậy, thông qua hoạt động ngoại khóa học sinh sẽ đƣợc tham gia trực tiếp
vào các hoạt động nhằm hình thành những năng lực.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học” do N.G. Đairi
(Chủ biên), cũng đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa. Đồng thời tác
giả đã nêu ra ý kiến thay từ “công tác ngoại khóa” bằng từ “hoạt động ngoài lớp” và
đề xuất một số nội dung cơ bản của hoạt động ngoài lớp trong dạy học lịch sử.
Nhƣ vậy, các lý thuyết trên đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hoạt
động, của sự tƣơng tác, của kinh nghiệm đối với sự hình thành nhân cách con
ngƣời. Năng lực chỉ đƣợc hình thành khi chủ thể đƣợc hoạt động, đƣợc trải nghiệm.
Những quan điểm này chính là cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng hoạt động trải
nghiệm trong giáo dục.
Vận dụng quan điểm học tập trải nghiệm sáng tạo, rất nhiều các quốc gia trên
thế giới đã đƣa học tập trải nghiệm sáng tạo vào chƣơng trình giáo dục từ rất sớm
và đạt đƣợc hiệu quả cao trong giáo dục.
Tại Hàn Quốc (một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất của
khu vực), trong cuốn “ Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” – Bộ KH - KT và GD Hàn
Quốc, 2009, đã nói tới một trong những chƣơng trình đổi mới của giáo dục Hàn
Quốc là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là những
hoạt động nằm ngoài các hệ thống các môn học trong nhà trƣờng, đó là những hoạt
động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từ thiện và hoạt động định hƣớng.
Hoạt động trải nghiệm sáng tại Hàn Quốc không tách rời hệ thống các môn học
trong nhà trƣờng mà có quan hệ tƣơng tác, bổ trợ nhau để hình thành và phát triển
những phẩm chất, tƣ tƣởng, ý chí, kĩ năng sống và năng lực cần có trong xã hội hiện
đại. Hoạt động này mang tính thực tiễn rất cao, gắn bó với đời sống và cộng đồng,
có tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục.
Ở nƣớc Anh, việc học đƣợc chia sẻ bởi nhà trƣờng và nhiều tổ chức, cá nhân,
xã hội cùng chung tay gánh vác. Trong “ Chương trình giáo dục phổ thông Anh
Quốc” ( 2013). Trung tâm Widehorizon thành lập năm 2004 (Chân trời rộng mở)
nhƣ là niềm hi vọng của giáo dục ngoài trời trong đó có dạy học phiêu lƣu - mạo
hiểm - một hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tầm nhìn sứ mạng của tổ
chức này đơn giản là: “Chúng tui tin rằng mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm
những tri thức về phiêu lƣu mạo hiểm nhƣ là một phần đƣợc giáo dục trong cuộc
đời chúng”. Tầm nhìn chiến lƣợc ấy bắt đầu từ một hiện thực đƣợc đánh giá là khó tin:
Hơn 50% trẻ con nƣớc Anh chƣa từng biết đến nông thôn, miền quê là gì, riêng thủ
đô London con số này là 35%. Việc nhiều trẻ em chƣa biết đến nông thôn là gì,
cùng với sự suy giảm đáng kể cơ hội giáo dục thông qua các tổ chức tham quan cho
trẻ con ở các trƣờng phổ thông là nguyên nhân lớn của sự e sợ tƣơng lại trẻ nhỏ,

Cyk5AU0aIM00zPs
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status