Nghiên cứu quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con
người. Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người thuộc mọi lĩnh vực, nhận
thức, cảm xúc và hành động. Vì vậy trí nhớ là một đặc trưng quan trọng nhất,
có tính chất quyết định của đời sống tâm lí con người, nhân cách của họ. Nó
đảm bảo cho sự thống nhất và toàn vẹn nhân cách con người. Ngày nay người
ta xem trí nhớ không chỉ nằm trong giới hạn của hoạt động nhân cách mỗi
người, về đặc trưng tâm lí của mỗi người được hình thành trên cơ sở kinh
nghiệm cá thể về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm cá thể đó do trí nhớ đem
lại.
Trên đây chúng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của trí nhớ với đời
sống con người nói chung. Còn với học sinh, trí nhớ là điều kiện quan trọng
để thực hiện hoạt động thực tập và các hoạt động khác. Bởi vì, không có trí
nhớ hay trí nhớ kém, học sinh sẽ không tái hiện được tri thức cũ để vận dụng
cũng như tiếp thu tri thức mới để giải bài tập.
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học được xác định: “Giáo dục Tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cở sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục
học trung học cơ sở” [6, tr.21]. Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học
sinh tiểu học, được hình thành trong quá trình các em lĩnh hội tri thức và kĩ
năng của các môn học. Hoạt động học tập tạo ra sự phát triển tâm lí học sinh.
Đó là sự phát triển của quá trình tâm lí và nhân cách học sinh. Những kết quả
nghiên cứu về hoạt động học của học sinh tiểu học đã phân chia học sinh tiểu
học thành hai giai đoạn phát triển: Giai đoạn đầu Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp
3), hoạt động học bắt đầu được hình thành ở học sinh lớp 1 và được hình

thành ở học sinh lớp 3. Giai đoạn cuối Tiểu học (lớp 4 và lớp 5) là bước phát
triển của học sinh ở trình độ sử dụng hoạt động học như một năng lực mới
được hình thành để học tập, lĩnh hội hệ thống tri thức, kĩ năng, đồng thời trên
cơ sở để có thái độ và cách ứng xử theo yêu cầu của bậc học phổ cập.
Chương trình Tiểu học mới đã được triển khai toàn quốc bắt đầu từ
năm học 2002 - 2003. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu nào về sự phát triển ghi nhớ ý nghĩa của học sinh Tiểu học. tui đã chọn
đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 3
trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu quá trình ghi nhớ của học sinh lớp 3, trên cở sở đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ghi nhớ ý nghĩa cho các em.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 3
- Khách thể nghiên cứu: 47 học sinh lớp 3D, 47 học sinh lớp 3H,
trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
4. Giả thiết khoa học
Quá trình ghi nhớ ý nghĩa của các khách thể nghiên cứu ở mức độ
trung bình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một
nguyên nhân quan trọng: Giáo viên chưa hình thành và rèn luyện cho học sinh
biện pháp ghi nhớ ý nghĩa trong các dạng hoạt động khác nhau. Vì vậy nếu
giáo viên chủ động hình thành cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa
thông qua các hoạt động thì khả năng ghi nhớ ý nghĩa của các em có thể sẽ
được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu những vấn đề lí luận về trí nhớ
- Khái niệm về trí nhớ
- Các quan điểm về sự hình thành trí nhớ
- Các loại ghi nhớ
- Đặc điểm hoạt động học tập và một số đặc điểm tâm lí của học sinh
Tiểu học.
5.2. Tìm hiểu thực trạng quá tình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 3
5.3. Tìm hiểu các biện pháp ghi nhớ và khả năng vận dụng tri thức đã
ghi nhớ của học sinh lớp 3, các nguyên nhân chủ quan và khách quan có
ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ của học sinh.
5.4. Thử nghiệm tác động và đề xuất các biện pháp ghi nhớ nhằm nâng
cao hiệu quả ghi nhớ cho học sinh lớp 3
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu ghi nhớ ý nghĩa
của học sinh lớp 3.
- Về khách thể nghiên cứu: Do điều kiện có hạn đề tài chỉ tập trung vào
hai lớp 3D và 3H trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tìm hiểu các vấn đề lí luận về ghi nhớ.
- Tìm hiểu các vấn đề lí luận về ghi nhớ của học sinh tiểu học
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát giờ học, giờ kiểm tra nhằm tìm hiểu thái độ tích cực của học
sinh trong giờ học, sự ghi nhớ tài liệu của học sinh.
7.3. Phương pháp thực nghiệm phát hiện
Soạn các bài tập để đo thực trạng ghi nhớ của học sinh tiểu học.
7.4. Phương pháp thực nghiêm hình thành
Soạn giáo án và giảng dạy môn Toán, Tiếng Việt lớp 3 theo hướng tổ
chức hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh nhằm hình thành cho
học sinh các biện pháp ghi nhớ lôgic.
Ngoài ra tổ chức cho học sinh các trò chơi vui chơi ngoại khóa vào giờ ra
chơi hay giờ hoạt động tập thể.
7.5. Phương pháp xử lí số liệu
Dùng toán thống kê để xử lí số liệu, so sánh, đối chiếu, rút ra kết luận.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần tìm hiểu các quá trình ghi nhớ của học sinh lớp 3 khi học
chương trình tiểu học mới và đề xuất một số giải pháp hình thành và rèn luyện
cho học sinh các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa, giúp học sinh nhớ được tài liệu
học tập đó một cách hiệu quả nhất và có khả năng vận dụng giải bài tập, góp
phần phát triển trí nhớ cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng học tập.
9. Cấu trúc của khóa luận
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng sử dụng các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa của học
sinh lớp 3
Chương 3: Thử nghiệm tác động và phát triển ghi nhớ ý nghĩa cho học
sinh lớp 3
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


fb0N4eeeLi00esv
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status