Tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Đà Nẵng và một số yếu tố liên quan, năm 2015 - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) là một trong những nguyên nhân
chính gây tử vong sớm và bệnh tật, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến các chi phí về
kinh tế, xã hội, chi phí do phạm tội, thất nghiệp và các vấn đề tâm lý xã hội
[15].Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đang
được xem là một trong những biện pháp ưu tiên nhằm giảm tỷ lệ tiêm chích ma tuý
và lây nhiễm HIV/AIDS, để đạt được thành công thì quá trình điều trị Methadone
đòi hỏi bệnh nhân (BN) tuân thủ uống thuốc đều đặn và thực hiện nghiêm túc
những quy định của chương trình. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm
hiểukiến thức, thực hành tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quanđến tuân thủ
điều trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại thành phố Đà Nằng năm 2015.
Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích
với mẫu nghiên cứu toàn bộ274 bệnh nhân đang điều trị ở giai đoạn duy trì từ 3
tháng trở lêntại 2 cơ sở điều trị Methadone số 1 và số 2 thành phố Đà Nằng. Thu
thập thông tin bằng bộ câu hỏi phỏng vấn khuyết danh và hồi cứu hồ sơ bệnh án. Sử
dụng phần mềm SPSS để phân tích tìm ra những mối liên quan giữa việc tuân thủ
điều trị với các yếu tố khác bằng kiểm định y2.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ BN có kiến thức chung về điều trị Methadone (bao
gồm kiến thức cơ bản về Methadone và kiến thức về tuân thủ điều trị Methadone)
chỉ đạtdưới mức trung bình (42,3%) nhưng có đến 97,1% BN hiểu đứng về tuân thủ
điều trị. Tỷ lệ BN tuân thủ điều trị 73,4% (Cơ sở điều trị số 1: 61,7% và Cơ sở điều
trị số 2: 48,3%). Lý do không tuân thủ là: quên (32,9%), đi xa (13,4%), có sử dụng
chất gây nghiện (CGN) khác (5,2%), không có người hỗ trợ nhắc nhở (3,1%), lý do
khác 6,3% (bị công an bắt, thử ngưng thuốc để xin ra khỏi chương trình). Các yếu
tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của bệnh nhân là: sống cùng vợ/chồng,
có sử dụng chất gây nghiện khác trong quá trình điều trị (hút, chích, uống), có tiêm
chích ma túy trong quá trình điều trị, người nhà đi cùng tham gia tư vấn - giáo dụcnhóm, có liều điều trị lớn hơn lOOmg, xuất hiện hội chứng cai trong quá trình điều
trị liều duy trì.
Khuyến nghị chính của nghiên cứu làthường xuyên tư vấn, đánh giá tuân thủ
điều trị với tất cả bệnh nhân; phối họrp chặt chẽ với người nhà bệnh nhân để hỗ trợ
BN tuân thủ điều trị tốt nhất, đặc biệt là kiểm soát không để bệnh nhân tái sử dụng
matuý.
Trải qua hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, nhiều biện pháp,
nhiều chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được thực
hiện tại Việt Nam nhằm ngăn chặn đại dịch này cũng như hướng đến kết thúc dịch
HIV/AIDS vào năm 2030 [46]. Một tong số các biện pháp đã được chứng minh là
rất hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV đó là điều trị nghiện thay thế các chất
dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone [38, 45, 42]. Thế giới đã triển
khai chương trình này từ những năm 1960 và nhiều nghiên cứu ghi nhận chương
trình Methadone đã giúp người nghiện ma túy giảm sử dụng ma túy và cải thiện
chất lượng cuộc sống, qua đó giảm tỷ lệ lây truyền những bệnh qua đường máu như
HIV, viêm gan B, c.... Đối với Việt Nam, chương tình can thiệp giảm tác hại này
đã góp phần làm cho hình thái lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma
tuý (NCMT) có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2008: 45,3%, năm 2009:
45,0%, năm 2010: 43,9%, năm 2011: 41,8%, năm 2012: 37,7%, năm 2013: 39,2%,)
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone (gọi tắt là điều trị
Methadone) được xác định là một trong 3 cấu phần quan trọng của chương trình can
thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV [25]. Tại Việt Nam, đề án điều trị thay
thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone được bắt đầu triển khai tại Hải Phòng
ngày 29/4/2008 và Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/5/2008. Tính đến ngày
31/12/2013 chương trình được triển khai tại 30 tỉnh, thành phố với 80 điểm điều trị
và điều trị cho 15.542 bệnh nhân. Năm 2013, số tỉnh triển khai chương trình
Methadone tăng lên 10 tỉnh, tăng thêm 20 điểm điều trị, số người NCMT được điều
trị methadone tăng 26,8% so với năm 2012.[3]
Khi điều trị bất kỳ bệnh gì, việc tuân thủ đứng các phác đồ điều trị là một
điều kiện tiên quyết cho sự thành công của hầu hết các phương pháp điều trị. Trong
khi đó, nghiện ma túy là sự lệ thuộc, thèm muốn bất thường, kéo dài trở thành bệnh
mãn tính nên việc tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân, đều là những người
đã từng sử dụng ma túy thường gặp nhiều khó khăn. [19]
Thành phố Đà Nằng là tỉnh/thành thứ 5 trong toàn quốc triển khai Chương
trình điều trị nghiện thay thế các CDTP bằng thuốc Methadone (sau Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, cần Thơ) theo quyết định số 3521 ngày 11 tháng 5
năm 2010 của Chủ tịch UBND thành phố.
Hiện tại thành phố đang triển khai 2 cơ sở điều trị Methadone (CSĐT) :
1.Cơ sở điều trị Methadone số 1 bắt đầu đi vào hoạt động tò tháng 7/2010
2.Cơ sở điều trị Methadone số 2 bắt đầu đi vào hoạt động tò tháng 6/2011.
Tính đến 31/12 năm 2014 thành phố Đà Nằng đã thu dung 511 Bệnh nhân (BN)
trong đó có 166 BN đã bỏ điều trị với các lý do khác nhau, hiện đang điều trị cho
345 BN. [24]
Qua đánh giá nhanh báo cáo các năm từ 2010 đến 2014 cho thấy số BN bỏ liều
tong năm 2014 là 93 BN, vẫn còn nhiều BN tiếp tục sử dụng chất gây nghiện khác
tong quá trình điều trị (25,8% trên tổng số bệnh nhân ), mỗi năm có khoảng 40 BN ra
khỏi chương trình với nhiều lý do khác nhauễ
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của bệnh
nhân điều trị Methadone tại thành phố Đà Nằng và các yếu tố liên quan đến việc
tuân thủ điều trị của bệnh nhân để tò đó đưa ra khuyến nghị những giải pháp giúp
cải thiện sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, đảm bảo tính bền vững của chương
trình, học viên sẽ thực hiện nghiên cứu : “Tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị
Methadone tại thành phố Đà Nang và một số yểu tổ liên quan, năm 2015 ”


dgGYw1DcWxsJgZr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status