Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH:
1. Khái niệm :
2. Phân loại thị trường :
Khi xem xét trên giác độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành vi của
thị trường, các nhà kinh tế chia thị trường như sau : Thị trường cạnh tranh hoàn hoả,
thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm có cạnh tranh
độc quyền và độc quyền tập đoàn.
Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ bản sau
:
 Số lượng người bán và người mua : Đây là tiêu thức rất quan trọng xác định
cấu trúc thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền
có nhiều người bán và người mua. Mỗi người trong số họ chỉ bán (hay mua) một
phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường. Trong thị trường độc quyền bán thì một
ngành chỉ có một người bán (Người sản xuất) duy nhất. Trong thị trường độc quyền
mua chỉ có một người mua duy nhất. Trong thị trường độc quyền mua chỉ có một
người mua duy nhất. Trong thị trường độc quyền bán tập đoàn chỉ có một vài người
bán, còn trong thị trường độc quyền mua tập đoàn chỉ có một số người mua.
 Loại sản phẩm : Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm đồng nhất,
trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau. Trong thị trường độc
quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau hay khác nhau một ít. Trong thị
trường đọc quyền sản phẩm là đồng nhất.
 Sức mạnh thị trường của người bán và người mua. Trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, người bán và người mua không có ảnh hưởng đến giá thị trường
của sản phẩm, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường. Trong thị trường độc
quyền bán ( mua ) họ có ảnh hưởng đến rất lớn đến giá thị trường sản phẩm. Trong
thị trường độc quyền tập đoàn, người bán ( mua ) có ảnh hưởng đến giá thị trường
của sản phẩm ở một mức độ nào đó.
 Các trở ngại gia nhập thị trường : Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các
trở ngại gia nhập thị trường là rất thấp. Ngược lại, trong thị trường độc quyền bán (
mua ) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường. Chẳng
hạn trong các ngành sản xuất ô tô luyện kim … việc xây dựng nhà máy mới là rất
tốn kém. Đó chính là trở ngại lớn đối với việc gia nhập thị trường. Còn trong điều
kiện độc quyền thì việc gia nhập thị trường là cực kì khó khăn.
 Hình thức cạnh tranh giá : Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnh tranh
phi giá. Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độc quyền tập đoàn, các nhà
sản xuất sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản
phẩm. Các nhà độc quyền cũng quảng cáo để thu hút thêm khách hàng.
2.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo :
 Khái niệm : Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó các hãng
đều nhỏ bé nên không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường. Có nghĩa là không cần
biết sản phẩm được sản xuất d
 Đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo :
- Có nhiều người mua người bán độc lập với nhau. Thị trường cạnh tranh
hoàn hảo đòi hỏi có nhiều người mua va người bán mà mỗi người trong số họ hành
động độc lập với tất cả những người khác. Số người bán vào mua được gọi là nhiều
khi những giao dịch bình thường của một người mua hay người bán không ảnh
hưởng gì đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện.
- Tất cả các đơn vị hàng hoá trao đổi được coi là giống nhau. Dễ nhận thấy
trong các thị trường thực tế có đặc trưng này. Chẳng hạn thị trường than đá thuộc
cùng một cấp chất lượng hay thị trường xăng mỗi đơn vị là bản sao y hệt của một
đơn vị bất kì khác. Bởi vậy, người mua không bao giờ phải quan tâm họ mua các
đơn vị sản phẩm đó của ai.
- Tất cả người mua và bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan
đến việc trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi tất cả người bán và mua
đều có liên hệ với tất cả những người trao đổi tiềm năng, biết tất cả các đặc trưng
của các mặt hàng trao đổi, biết tất cả giá mà người bán đòi và người mua trả. Mọi
người có liên hệ mật thiết với nhau và thông tin giữa họ là liên tục
- Không có gì cản trở việc họ gia nhạp và rút khỏi thị trường. Thị trường
cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm mỗi người đều phải được tự do trở thành người
bán hay người mua, đựoc tự do gia nhập thị trường và được trao đổi ở cùng một
mức giá mà những người trao đổi hiện hành. Tương tự, nó đòi hỏi không có trở ngại
nào ngăn không cho một người nào đó không là người mua hay là người bán trong
thị trường và vị thế rút lui khỏi thị trường.
 Đặc trưng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo :
- Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản phẩm của mình ở
mức giá thị trường đang thịnh hành, nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn gia thị trường
thì doanh nghiệp đó không bán được sản phẩm nào vì người tiêu dùng sẽ mua của
người khác. Theo nghĩa đó, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh
thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm của
mình bán. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường vì thế doanh
nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hay giá trên thị trường.
- Các doanh nghiệp cạnh tranh riêng lẻ có thể bán hết sản lượng của mình ở
giá thị trường đang thịnh hành, Đây là một đặc trưng nổi bật của việc không có sức
mạnh thị trường của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh không có
ảnh hưởng độc lập đến giá thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước
đường cầu nằm ngang đối với sản lượng của mình. Cần phân biệt đường cầu thị
trường và đường cầu mà một doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt. Đường cầu thị
trường luôn là một đường dốc xuống dưới.
Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo : Giả định tối đa hoá lợi nhuận
thường được sử dụng trong kinh tế vi mô vì nó mô tả hành động của doanh nghiệp
một cách chính xác ở một mức độ hợp lí và tránh được những phức tạp không cần
thiết khi phân tích. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu quyết định sản lượng tối đa hoá lợi
nhuận của một doanh nghiệp bất kì dù doanh nghiệp này hoạt động trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo hay không mà doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá thị
trường. Vì lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nên tìm ra sản lượng tối
đa hoá lợi nhuận ta phải phân tích chi phí và doanh thu của nó. Tổng doanh thu là :
TR = Pq. Tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng do đó lợi nhuận của doanh
nghiệp là : pi = TR (q) – TC (q). Để tối đa hoá lợi nhuận khi doanh nghiệp sẽ chọn
sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng sản lượng là lớn nhất

MkzlBapjNog8r0O
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status