Xu hướng các loại vật liệu bao bì trong những năm gần đây - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tình hình sử dụng các loại vật liệu bao bì trong những năm gần đây
MỤC LỤC
Mở đầu 5
PHẦN MỘT : VẬT LIỆU BAO BÌ GIẤY 6
I. TỒNG QUAN VỀ GIẤY 6
1. Lịch sử hình thành & phát triển 6
2. Các sản phẩm giấy 7
3. Các loại nguyên liệu giấy 7
4. Xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ giấy 9
5. Tình hình tái chế giấy 11
II. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ GIẤY 12
1. Tiềm năng phát triền và sử dụng bao bì carton 12
2. Công nghệ sản xuất bao bì carton 13
3. Ưu, nhược điểm 16
4. Ứng dụng 16
PHẦN HAI: VẬT LIỆU BAO BÌ THỦY TINH 17
I. TỔNG QUAN VỀ THỦY TINH 17
1. Tình hình sản xuất thủy tinh trên thế giới 17
2. Tình hình sản xuất thủy tinh tại Việt Nam 17
3. Tái chế thủy tinh 18
II. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỦY TINH 20
1. Sản xuất chai lọ thủy tinh 20
2. Đặc điểm của chai lọ thủy tinh 21
PHẦN BA: VẬT LIỆU BAO BÌ KIM LOẠI 22
I. TỔNG QUAN VỀ KIM LOẠI 22
1. Giới thiệu 22
2. Vật liệu làm bao bì 22
3. Tình hình sản xuất thép 23
4. Tình hình sản xuất nhôm 26
II. TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ KIM LOẠI 28
1. Tính chất chung của bao bì kim loại 29
2. Phân loại bao bì kim loại 29
3. Công nghệ chế tạo thép tráng thiếc 29
PHẦN BỐN: GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI VẬT LIỆU PLASTIC 35
I. TỔNG QUAN VỀ PLASTIC 35
1. Đặc tính chung của plastic 35
2. Tình hình sản xuất, sử dụng các loại plastic 36
II. MỘT SỐ LOẠI PLASTIC DÙNG LÀM BAO BÌ 43
1. Polyethylene – PE 44
2. Các loại PE đồng trùng hợp 48
3. Polypropylene – PP 49
4. ORIENTED POLYPROPYLENE – OPP 53
5. Polyvinylchloride – PVC 54
6. Polyvinylidene chloride (PVDC) 57
7. Ethylene vinyl alcohol (EVOH) 58
8. Polyethylene terephthalate 59
9. Polyamide (PA) 62
10. Polycarbonate (PC) 64
11. Polystyrene (PS) 65
12. Ionomer 68
13. Cellophane 69
PHẦN NĂM: HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI CỦA VẬT LIỆU BAO BÌ 70
I. MỞ ĐẦU 70
II. GIỚI THIỆU CHUNG 70
III. MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU 71
1. Vật liệu Polylactic acid -PLA 72
2. Vật liệu PHA 72
3. Vật liệu TPS 73
4. Vật liệu từ Cellulose 74
5. Vật liệu từ Chitin và Chitosan 74
6. Mater – Bi 76
IV. TƯƠNG LAI CỦA POLYMER SINH HỌC 76
PHẦN SÁU: VÀI NHẬN XÉT VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP BAO BÌ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78



Mở đầu
Theo xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần vượt lên chức năng cổ truyền của nó là bao gói, trở thành một trong những yếu tố trọng tâm đưa sản phẩm thực phẩm của nhà sản xuất tới gần người tiêu dùng hơn. Điều này làm thúc đẩy cạnh tranh, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Với những đặc tính vượt trội mà bao bì đã mang lại, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu của mình và góp phần đưa công nghiệp thực phẩm có những bước tiến xa hơn.
Bên cạnh đó, một ngành thực phẩm tiên tiến, vì sức khoẻ của cộng đồng, vì một môi trường xanh cũng chính là mục tiêu chúng ta cần đạt tới. Chúng ta cần quan tâm nghiên cứu cải tiến để bao bì nói chung và vật liệu chế tạo bao bì nói riêng ngày càng trở nên thân thiện với môi trường hơn.
Do thời gian hạn hẹp, việc tìm hiểu chưa được chuyên sâu nên bài báo cáo của chúng em chỉ ở mức tổng hợp chưa cụ thể phân tích so sánh giữa các loại vật liệu bao bì.
Cùng với những hiểu biết còn hạn hẹp, bài báo cáo chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong sự đóng góp của cô và các bạn để bài trở nên thiết thực và hoàn thiện hơn.
PHẦN MỘT : VẬT LIỆU BAO BÌ GIẤY

I. TỒNG QUAN VỀ GIẤY
1. Lịch sử hình thành & phát triển
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới 20000 tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v… Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53000 tấn bột giấy/năm và 55000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; Tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.( H.1)

Hình 1: Đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong GDP



r1pAJ7mjNGOewgs
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status