Đánh giá hiệu quả của nội soi phế quản ống mềm dưới gây mê toàn thân trong chẩn đoán ung thư phổi tại trung tâm hô hấp - BV Bạch Mai - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội soi phế quản là một trong những kỹ thuật thăm dò cơ bản đã được
đưa vào phục vụ chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý hô hấp từ hơn 100 năm
nay [1]. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, nội soi phế quản ống mềm đã
được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Trong chẩn đoán ung thư phổi, nội soi
phế quản ống mềm được xem là một trong các phương pháp thăm dò cơ bản
để lấy bệnh phẩm chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn bệnh. Ngoài ra,
kỹ thuật này còn được dùng để can thiệp điều trị đối với một số trường hợp
khối u gây tắc lòng phế quản [1],[2].
Song song với sự phát triển về kỹ thuật và trang thiết bị, phương pháp
vô cảm khi tiến hành thủ thuật cũng được nghiên cứu và cải tiến rất nhiều. Có
hai phương pháp vô cảm đang được sử dụng trong nội soi phế quản ống mềm
là gây tê tại chỗ và gây mê toàn thân. Bệnh nhân nội soi phế quản được gây tê
tại chỗ thường phải chịu đựng những cảm giác khó chịu như ho kích thích
mạnh, khó thở, đau rát mũi họng, đau ngực… làm giảm chất lượng cuộc sống
trong và sau soi [3]. Hiện nay, phương pháp gây mê toàn thân nói chung và
gây mê bằng propofol nói riêng trong nội soi phế quản ống mềm được nghiên
cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới giúp cho bệnh nhân cảm giác dễ chịu
hơn, giảm lo lắng, hạn chế ho, kích thích trong quá trình làm thủ thuật từ đó
làm giảm một số diễn biến nặng như khó thở, co thắt phế quản, tăng huyết áp,
suy hô hấp [4],[5].
Theo thống kê của hiệp hội lồng ngực Anh, trên 95% các trung tâm nội
soi thực hiện nội soi phế quản dưới gây mê [6]. Nghiên cứu tại một số nước
như Gonzalez (2003) tại Mexico, Schlatter (2011) tại Thụy Sĩ hay Carmi
(2011) tại Israel đã chứng minh hiệu quả rõ rệt của propofol làm giảm các
triệu chứng khó chịu như ho, khó thở, đau ngực, cảm giác e sợ của bệnh
2
nhân trong nội soi phế quản [7],[8],[9]. Tuy nhiên, nghiên cứu của
Grendelmeier (2014), ngoài các ưu điểm của propofol, cũng thống kê một số
biến chứng như tụt huyết áp và giảm độ bão hòa oxy máu dưới 90% với tỷ lệ
lần lượt là 15,4% và 16,4% [10].
Với mục đích đánh giá bước đầu hiệu quả của kỹ thuật nội soi phế quản
ống mềm sử dụng phương pháp gây mê, chúng tui tiến hành nghiên cứu: “
Đánh giá hiệu quả của nội soi phế quản ống mềm dưới gây mê toàn thân
trong chẩn đoán ung thư phổi tại Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch
Mai” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh nội soi phế quản
ống mềm của bệnh nhân ung thư phổi.
2. Nhận xét hiệu quả phương pháp nội soi phế quản ống mềm dưới gây
mê toàn thân bằng propofol trong chẩn đoán ung thư phổi.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về giải phẫu đường hô hấp
1.1.1. Giải phẫu khí phế quản
1.1.1.1. Đường thở trên
Gồm mũi, hầu, thanh quản [11].
1.1.1.2. Khí quản
Khí quản là phần tiếp theo của thanh quản. Khí quản hình trụ, dài
khoảng 13-15 cm gồm 16 -20 sụn không khép kín hoàn toàn. Mỗi sụn khí
quản hình chữ C mở ra sau, được khép kín bởi một màng mô sợi đàn hồi và
các sợi cơ trơn gọi là thành màng. Các sụn khí quản chồng lên nhau, nối với
nhau bởi dây chằng vòng [11].
1.1.1.3. Carina
Ở tận cùng, khí quản chia thành hai phế quản chính phải và trái, phần
nhô lên ở giữa hai nơi phân chia gọi là carina [11].
1.1.1.4. Cây phế quản
Các phế quản sau khi tách ra từ khí quản gồm phế quản chính trái và
phế quản chính phải. Các phế quản chính tiếp tục chia ra thành phế quản thùy,
phế quản phân thùy, phế quản dưới phân thùy. Quá trình phân chia nhỏ đến
phân thùy thứ 17 là tiểu phế quản tận cùng, đến các ống phế nang và các túi
phế nang [11].
 Phế quản chính phải: phế quản chính phải rộng hơn, ngắn hơn và thẳng
đứng hơn phế quản chính trái, dài khoảng 2,5 cm. Dị vật đi vào đường
hô hấp thường rơi vào phế quản chính bên phải hơn bên trái. Phế quản
chính phải chia thành phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế
quản thùy dưới.
o Phế quản thùy trên tách ra ba phế quản phân thùy: phế quản phân
thùy đỉnh (1), phế quản phân thùy sau (2) và phế quản phân thùy
trước (3).
o Phế quản thùy giữa chia thành một phế quản phân thùy bên (4) và
một phế quản phân thùy giữa (5)
o Phế quản thùy dưới: chia ra một phế quản phân thùy trên (6), phế
quản phân thùy đáy giữa (7), phế quản phân thùy đáy trước (8), phế
quản phân thùy đáy bên (9) và phế quản phân thùy đáy sau (10).
 Phế quản chính trái: chia thành một phế quản thùy trên và một phế
quản thùy dưới
o Phế quản thùy trên trái được tách ra thành nhánh trên và nhánh dưới
 Nhánh trên hay còn gọi là phế quản phân thùy đỉnh (phân thùy
culmen) tách ra phế quản phân thùy trước (3) và sau (1&2).
 Nhánh dưới chạy xuống phần trước dưới của thùy trên tạo nên phế
quản lưỡi, phế quản lưỡi chia thành phế quản lưỡi trên và dưới.
o Phế quản thùy dưới trái: vị trí giống phế quản thùy dưới phải nhưng
không có phân thùy 7 hay phân thùy cạnh tim.



Rtd3URW444oz182
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status