Thực vật chí Việt Nam = Flora of Viet Nam, quyển 11, Bộ Rong mơ - Fucales Kylin, Họ Rau răm - Polygonaceae Juss. - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Bộ rong Mơ (Fucales) thuộc ngành rong Nâu (Phaeophyta). Đây là một bộ rong biển quan
trọng với thành phần loài khá lớn. Chúng gồm những loài rong biển có kích thước lớn và có sản
lượng tự nhiên cao nhất so với các loài rong biển khác ở Việt Nam, có chiểu dài trung bình từ 1
đến 3 m, sinh lượng lớn, có nơi trên 12 kg rong tươi/ m^. Chúng có khả năng phân bố rộng, mọc
trên các bờ biển đá, san hô chết, đá vôi, thích hợp nhất trong khoảng từ phía trên của mực triều
thấp nhất cho đến vài ba mét sâu, nhưng cũng có thể mọc sâu đến 8-10 m tùy điều kiện môi
trường, mọc thành các quần xã quan trọng có thể so sánh được với các quần xã rong biển vùng
ôn đới.
Rong Mơ đã được nhân dân ta biết đến và sử dụng từ lâu, làm phân bón cho cây Thuốc lá,
Khoai, Hành, Tỏi; nấu ăn như một loại rau thực phẩm, lấy nước uống để chữa bệnh hay làm
thức ăn cho gia súc,... Trong rong Mơ có chứa từ 20 đến hơn 30 % acid alginic và tích lũy nhiều
nguyên tố vi lượng cần thiết như I, Co,... Acid alginic là một loại polysaccharid được chiết rút từ
rong Nâu đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như dệt, in hoa, hồ vải, y
dược, thực phẩm, xây dựng,... ở nhiều nước trên thế giới từ nhiều năm nay.
1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Trong số các rong biển của nước ta, rong Mơ có những đặc điểm hình thái hết sức đặc sắc,
rất giống với thực vật bậc cao. Hệ thống phao (túi khí) là một trong những đặc điểm hình thái
đặc biệt của họ rong này; hình dạng, vị trí và sự sắp xếp của chúng rất khác nhau trong các chi,
loài, dùng trong phân loại.
Trong sự phân loại, tất cả các đặc điểm về hình thái và kích thước của các cơ quan đều .rất
cần thiềt. Hình dạng, sự phát sinh cũng như cách sắp xếp của các cơ quan sinh sản (đế) là chỉ
tiêu quan trọng. Các cơ quan dinh dưỡng nhất là “lá” ở một số loài trong chừng mực nào đó có
sự thay đổi theo môi trường, tùy theo phần ngọn hay phần gốc, tùy theo rong non hay đã trưởng
thành, cho nên cần xác định các tiêu chuẩn bất biến và cần thiết phải so sánh nhiều mẫu vật
trong khi nghiên cứu là điểu không thể thiếu được. Tuy nhiên rất khó khăn và công phu để thu
được các mẫu vật hoàn chỉnh (nhất là đĩa bám và cơ quan sinh sản) (Hình 1).
1.1. ĐĨA BÁM (bàn bám)(root)
So với các rong biển khác, cơ quan bám của họ rong Mơ rất vững chắc để có thể chịu được
thân rong khá lớn và trong môi trường sóng mạnh. Hình dạng của cơ quan này biến đổi từ dạng
“rễ “ bò đến dạng đĩa bám. Hệ thống “rễ” phát triển mạnh ở chi Turbinaria, Hormophysa và một
số loài của chi Sargassum .“Rễ” phân nhánh chằng chịt trên vật bám.
ở chi Sargassum, dạng “rễ” có thể phát triển mạnh như ở loài s. polycystum. Các “rễ” này
có thể ít phát triển như ở s. nipponicum, s. hemiphyllum,... Tuy là dạng “rễ” nhưng bám không
chắc và dễ bị sóng nhổ. Sau đó dạng “rễ” mất hẳn, chỉ còn là đĩa bám mỏng có chia thùy như s.
horneri, s. cristaefolium, ...hai hay ba gốc rong có thể cùng chung một đĩa bám có chia thùy như
Bộ Rong mơ: đặc điểm hình thái, sơ lược tình hình nghiên cứu, hệ thống phân loại và danh lục các loài bộ Fucales ở Việt Nam, ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản, khóa định loại các họ thuộc bộ Fucales ở Việt Nam, ảnh một số loài, bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam; Họ Rau răm: đặc điểm hình thái, hệ thống phân loại, ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản, khóa định loại các chi thuộc họ Polygonaceae ở Việt Nam, bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status