Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995 - 2001 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995 - 2001



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ KINH TẾ SINGAPORE 3
I. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA SINGAPORE 3
1. Điều kiện địa lý, tự nhiên 3
1.1. Vị trí địa lý 3
1.2. Khí hậu 4
2. Môi trường văn hoá xã hội 4
2.1. Đặc điểm dân cư 4
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ và tôn giáo 5
3. Hệ thống chính trị, pháp luật 6
II. NỀN KINH TẾ SINGAPORE TRONG NHỮNG NĂM QUA 7
1. Thành tựu trong phát triển kinh tế của Singapore 7
1.1. Singapore - trung tâm lọc dầu 8
1.2. Singapore - trung tâm chế tạo và lắp ráp các đồ điện tử 9
1.3. Singapore - trung tâm dịch vụ thương mại thế giới 10
1.4. Singapore - trung tâm dịch vụ hàng hải, cảng biển quốc tế 12
1.5. Singapore - trung tâm dịch vụ hàng không quốc tế 13
1.6. Singapore - trung tâm dịch vụ viễn thông 14
1.7. Singapore - trung tâm tài chính ngân hàng 16
2. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân 17
III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA SINGAPORE ĐỐI VỚI VIỆT NAM 23
1. So sánh 23
2. Bài học kinh nghiệm 24
2.1. Sớm "mở cửa" nền kinh tế, chủ động thực hiện hội nhập 24
2.2. Chính sách cơ cấu kinh tế hợp lý 26
2.3. Chính sách thị trường và thương mại 26
2.4. Chính sách khoa học công nghệ 27
2.5. Chính sách đào tạo nhân lực 29
2.6. Chính sách cạnh tranh 30
 
CHƯƠNG 2 31
THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE GIAI ĐOẠN 1995-2001 31
I. VỊ TRÍ CỦA NỀN KINH TẾ SINGAPORE 31
1. Vị trí của kinh tế Singapore trong kinh tế thế giới và ASEAN 31
2. Vị trí của kinh tế Singapore trong quan hệ với Việt Nam 36
II. HIỆN TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - SINGAPORE GIAI ĐOẠN 1995 - 2001 38
1. Tình hình xuất khẩu từ Việt Nam vào Singapore 39
1.1. Kim ngạch 39
1.2. Cơ cấu xuất khẩu 41
2. Tình hình nhập khẩu 47
2.1. Kim ngạch nhập khẩu 47
2.2. Cơ cấu nhập khẩu 49
3. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore 53
II. HỢP TÁC ĐẦU TƯ VÀ TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC GIỮA SINGAPORE VÀ VIỆT NAM 58
1. Hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam 58
1.1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư 61
1.2. Đánh giá chung về hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam 65
2. Hợp tác trên các lĩnh vực khác 70
 
CHƯƠNG 3 72
TRIỂN VỌNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE 72
I. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG QUAN HỆ HAI NƯỚC VIỆT NAM - SINGAPORE 72
1. Thuận lợi 72
2. Khó khăn 76
II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM - SINGAPORE 79
1. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại 79
1.1. Hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản 80
1.1.1. Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu 80
1.1.2. Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân 81
1.1.3. Tiếp tục hạ chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp 82
1.1.4 Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm 82
1.2. Hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu 84
1.2.1. Rà soát để hạ chi phí đầu vào xuống mức hợp lý 84
1.2.2. Hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu 85
1.3. Một số biện pháp thị trường và xúc tiến thương mại 88
1.3.1. Đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hoá 88
1.3.2. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại 88
2. Chính sách thu hút đầu tư 90
2.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị xã hội 91
2.2. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài 92
2.3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 93
2.4. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học, công nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước 94
2.5. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai 95
KẾT LUẬN 98
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lan, ấn Độ nên khó có khả năng tăng kim ngạch tại thị trường này. Một số do các công ty Singapore mua nhưng lại tái xuất sang nước khác. Tuy nhiên năm 2001 chúng ta cũng đã xuất được 5,27 triệu S$.
Gạo: Mặt hàng này Singapore chủ yếu nhập khẩu để tái xuất. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng khoảng 10 lần trong năm 1996 -1999 (năm 1996 - 4,087 triệu S$, năm 1998 - 9,613 triệu, 1999 - 44,057 triệu S$). Sở dĩ có sự tăng đột biến là một số lượng lớn được nhập cho Indonesia, Singapore phải đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, khách hàng Singapore phàn nàn gạo của ta chất lượng không đều, nhiều hạt vàng, hay giao thiếu đầu bao nên giá cả khó cạnh tranh với cùng chủng loại của các nước khác. Do đó năm 2000 kim ngạch giảm 27,8% còn 31,8 triệu S$. Năm 2001 xuất khẩu gạo đã hồi phục tăng 29,3% đạt 40,693 triệu S$.
Cà phê: là một mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Năm 1995 kim ngạch của mặt hàng này sang Singapore đạt tới 117,386 triệu S$, song từ đó trở đi kim ngạch xuất cà phê sụt giảm liên tục và nhanh chóng. Cho đến năm 2001 chỉ còn 5,882 triệu S$.
Ngoài nhóm mặt hàng chính đã kể ở trên, chúng ta còn xuất khẩu sang Singapore những mặt hàng khác như:
- Đồ nội thất (năm 2001 đạt xấp xỉ 10,587 triệu S$)
- Các mặt hàng nhựa (năm 2001 - 6,1 triệu S$)
- Các mặt hàng giấy (năm 2001 - 4,54 triệu S$)
- Hàng hoá du lịch (năm 2001 - 7,994 triệu S$)
- Thiết bị máy bơm (năm 2001 - 11,39 triệu S$)
- Thiết bị điện (năm 2001 - 12,730 triệu S$)
- Thiết bị mạch điện (năm 2001 - 6,897 triệu S$)
(Số liệu từ tháng 1 đến cuối tháng 11 năm 2001) TDB - SGP Trade Development Board
.
Trong khi kim ngạch của một số mặt hàng nông sản truyền thống như cà phê, gia vị, ... có xu hướng giảm sút thì một số nhóm hàng công nghiệp lại tăng trưởng khá mạnh về kim ngạch. Có thể kể đến như nhóm thiết bị thu truyền hình năm 2001 tăng 167,9% đạt kim ngạch 18,642 triệu đô la. Năm 2001 là một năm khó khăn của kinh tế Singapore, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của ta sang thị trường này đều bị ảnh hưởng bất lợi thì sự tăng trưởng của mặt hàng này là một điều đáng mừng. Hơn nữa, có thể thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển dần theo hướng nâng cao tỷ trọng các mặt hàng chế biến, hàng công nghiệp có giá trị cao. Những tín hiệu đầu tiên này báo hiệu thương mại Việt Nam đang đi đúng hướng.
Bảng 2.9: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore
(Đơn vị: Triệu S$)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Mặt hàng
Số tuyệt đối
Tăng giảm (%)
Số tuyệt đối
Tăng giảm (%)
Số tuyệt đối
Tăng giảm (%)
Số tuyệt đối
Tăng giảm (%)
Số tuyệt đối
Tăng giảm (%)
Số tuyệt đối
Tăng giảm (%)
Số tuyệt đối
Tăng giảm (%)
1.Dầu thô
252,600
33,6
260,975
3,3
378,215
44,9
386,986
2,3
413,785
6,9
959,221
131,8
1,100
23,9
2.Gia vị
37,033
4,4
49,997
35,0
64,073
28,2
63,818
-0,4
123,131
92,9
91,835
-25,4
43,525
-53,2
3.Cà phê
117,386
-48,9
25,692
-78,1
54,843
113,5
30,601
-44,2
26,066
-14,8
9,177
-64,8
5,882
-35,9
4.Giầy dép
5,223
345,1
14,183
171,5
28,170
98,6
22,566
-19,9
29,156
29,2
35,885
23,1
32,880
-8,3
5.Cao su
22,032
11,3
8,083
-63,3
16,117
10,4
99,400
-35,5
32,082
208,4
16,046
-50,0
7,001
56,4
6.Cá đông lạnh
7,263
-39,0
7,853
8,1
9,720
23,8
10,507
8,7
15,117
43,9
20,212
33,7
20,300
0,4
7.Gạo
2,147
-68,2
4,087
90,4
8,608
110,6
9,613
11,7
44,057
358,3
31,820
-27,8
40,693
29,3
8.Phụ liệu ngành dệt
2,178
-1,5
2,867
31,7
6,747
135,3
5,212
-22,7
12,291
135,8
15,076
22,7
10,279
-31,8
9.Thiết bị viễn thông
0,749
143,5
4,397
486,9
7,416
68,7
6,294
-15,1
7,562
20,1
7,899
4,5
6,103
-22,7
10.Quần áo dệt len của nam
9,587
-12,1
10,116
5,5
15,082
49,1
12,948
-14,1
11,490
-11,3
7,540
-34,3
7,744
2,7
11.Thiết bị truyền hình
*
*
*
*
7,849
71,4
5,603
-28,6
6,304
12,5
7,894
25,2
18,642
167,9
12.Thiết bị điện
0,408
318,9
0,628
53,9
*
*
*
*
5,512
112,4
8,086
46,7
12,730
57,4
* Nguồn: Singapore Trade Development Board
2. Tình hình nhập khẩu
2.1. Kim ngạch nhập khẩu
Singapore là một nước có hoạt động thương mại nhộn nhịp đứng hàng đầu thế giới, trong đó xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển các ngành công nghiệp của Singapore đạt mức các nước ở thế giới thứ nhất của nền kinh tế toàn cầu; trong khi Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng rất lớn đặc biệt là máy móc thiết bị. Việc Việt Nam và Singapore cùng tham gia vào thị trường chung của khối ASEAN càng thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Singapore và Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam nói riêng tăng lên không ngừng qua các năm.
Có thể thấy rõ điều này qua bảng sau:
Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
KNXK từ Singapore (1)
Tăng giảm (%)
Tổng KNNK với TG (2)
Tăng giảm (%)
Tỷ trọng (1)/(2)
1995
1.395,42
8.155,4
17,11
1996
1.330,84
-4,63
10.030,0
22,99
13,27
1997
1.360,38
2,22
10.432,0
4,00
13,04
1998
1.392,04
2,33
10.350,0
-0,80
13,45
1999
1.392,86
0,06
10.568,0
2,10
13,18
2000
1.985,78
42,57
14.073,0
33,16
14,11
2001
2.117,70
6,64
16.000,0
13,69
13,24
6T/2002
1.283,644
0,1
8.626,640
10,20
14,88
* Nguồn: (1) TDB - Singapore Trade Development Board
(2) Theo
Từ năm 1995 đến năm 1999, kim ngạch nhập khẩu tăng không đáng kể cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên ở cột tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu từ Singapore so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với thế giới (giai đoạn 1995 - 1999) có mức biến động lớn hơn. Lý do là tốc độ tăng trưởng của kim ngạch từ thị trường Singapore và tổng kim ngạch có sự chênh lệch khá lớn qua các năm. Cụ thể như năm 1995, nhập khẩu từ Singapore đạt tỷ trọng 17,11%; nhưng sang năm 1996, trong khi tổng kim ngạch tăng tới 22,99% thì kim ngạch từ thị trường này giảm 4,63% làm cột tỷ trọng giảm xuống còn 13,27%. Năm 1997 cũng vì lý do trên mà tỷ trọng tiếp tục giảm còn 13,04%. Năm 1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tổng kim ngạch đã đạt mức tăng trưởng âm; kim ngạch từ Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, mặc dù không cao (2,3%), nâng mức tỷ trọng lên 13,45%. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế này, Singapore là một trong số ít những nước ở khu vực Đông á tránh được suy thoái kinh tế nhờ sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên sang năm 1999, nhập khẩu từ thị trường này hầu như không tăng, đến năm 2000 lần đầu tiên trong vòng 5 năm trở lại kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Singapore tăng 42,57% cao hơn rất nhiều so với mức tăng chung của tổng kim ngạch, tỷ trọng của thị trường Singapore đạt 14,11% là mức cao nhất kể từ sau năm 1995. Tuy nhiên năm 2001, thị trường Singapore chỉ còn chiếm 13,24% trong tổng kim ngạch nhập khẩu với thế giới do mức tăng trưởng chỉ bằng nửa mức tăng trưởng chung. Sáu tháng đầu năm 2002, kim ngạch nhập khẩu với thế giới tăng tới 10,2% nhưng kim ngạch nhập khẩu từ Singapore hầu như không biến động. Lý do là nền kinh tế Singapore đã gặp một cuộc suy thoái trầm trọng nhất kể từ khi giành được độc lập từ năm 1965. Năm 2001, kinh tế Singapore tăng trưởng âm -2%, xuất khẩu ngừng trệ, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 4% - mức cao nhất trong 15 năm qua Asian Development Outl...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status