Triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu trên động vật thí nghiệm - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một trong những bệnh được biết đến sớm nhất trên thế giới, ước
tính ảnh hưởng đến khoảng 12% dân số toàn cầu [32]. Cùng với sự phát triển của y học
hiện đại, nhiều phương pháp trị liệu mới đã được nghiên cứu và ứng dụng trong quá
trình điều trị sỏi tiết niệu. Các phương pháp ngoại khoa mới được áp dụng trong thời
gian gần đây như tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), tán sỏi qua da, tán sỏi qua nội soi … là
những phương pháp hiệu quả để loại bỏ sỏi khỏi đường tiết niệu. Tuy nhiên, khi bệnh
nhân sử dụng các phương pháp này có thể gặp phải những tai biến trong quá trình điều
trị [23]. Các thuốc tân dược điều trị sỏi tiết niệu hiện nay vẫn rất hạn chế về hiệu quả,
đặc biệt là ở khả năng phòng sỏi tái phát [18]. Trước thực trạng đó, xu hướng sử dụng
các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trong điều trị sỏi tiết niệu đang ngày càng được
quan tâm. Các thuốc từ dược liệu thường bao gồm nhiều thành phần, tác dụng thông
qua nhiều cơ chế. Do đó, để sử dụng các thuốc này một cách hiệu quả cần làm sáng tỏ
tác dụng, cơ chế tác dụng của chúng. Để đánh giá tác dụng điều trị sỏi của thuốc cần
tiến hành nghiên cứu trên động vật đã được gây sỏi tiết niệu. Các mô hình gây sỏi trên
động vật đã được nghiên cứu khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều
điểm chưa thống nhất giữa các tác giả. Ở Việt Nam, đã có một số phương pháp nghiên
cứu sỏi in vitro nhưng chưa có tác giả nào tiến hành gây sỏi trên động vật thí nghiệm.
Với mong muốn tìm ra một mô hình gây sỏi tiết niệu chính xác, ổn định và phù hợp
với điều kiện Việt Nam, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Triển khai mô hình gây
sỏi tiết niệu trên động vật thực nghiệm” với mục tiêu: Triển khai được mô hình gây
sỏi tiết niệu trên chuột cống trắng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sinh lí bệnh sỏi tiết niệu
1.1.1. Định nghĩa
Sỏi tiết niệu là sự hình thành và hiện diện sỏi trong đường tiết niệu. Khi sỏi ở vị trí
nào thì tên gọi theo vị trí giải phẫu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) [2].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sỏi tiết niệu
Bệnh sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến thứ ba trong các bệnh thuộc hệ thống đường
tiết niệu, ảnh hưởng đến 10 - 12% dân số thế giới [51]. Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau theo
vùng phụ thuộc vào khí hậu, chế độ ăn, lối sống: 2 - 5% ở châu Á, 8-15% ở châu Âu và
châu Mĩ, khoảng 20% ở Trung Đông [42], [43]. Bệnh gặp ở nam nhiều gấp hai đến ba
lần ở nữ bởi vì khả năng thúc đẩy của testosteron và khả năng ức chế của oestrogen lên
quá trình hình thành sỏi tiết niệu [28], [42]. Sỏi tiết niệu là bệnh có tỉ lệ tái phát rất cao,
khoảng 40% trong vòng 3 năm đầu tiên, 75% trong vòng 10 năm tiếp theo và trong
vòng 25 năm, hầu hết bệnh nhân sẽ tái phát sỏi tiết niệu ít nhất một lần nếu không áp
dụng các liệu pháp phòng bệnh thích hợp [42], [51]. Tỉ lệ tái phát sỏi ở nam giới cũng
cao hơn nữ giới: 70 - 81% ở nam so với 47 - 60% ở nữ [38].
Tuổi mắc bệnh phổ biến là từ 35 - 55 tuổi, thời điểm mắc bệnh khác nhau tùy theo
loại sỏi, tuổi mắc bệnh trung bình đối với sỏi calci là 48,7 tuổi, sỏi struvit là 46,7 tuổi,
sỏi urat là 59,4 tuổi, sỏi cystein là 27,9 tuổi. Ở Việt Nam sỏi thận chiếm 40 %, sỏi niệu
quản chiếm 28,27%, sỏi bàng quang chiếm 28,3%, sỏi niệu đạo chiếm 5,4% trong tổng
số bệnh nhân bị sỏi thận nói chung, sỏi tiết niệu gặp ở nam nhiều gấp 2 lần ở nữ, gặp
nhiều ở người trên 30 tuổi. Sỏi struvit chiếm tỉ lệ cao kèm theo nhiễm khuẩn [1].
1.1.3. Phân loại sỏi tiết niệu
1.1.3.1. Phân loại theo thành phần sỏi
Dựa vào thành phần cấu tạo, sỏi tiết niệu được phân loại như sau [13], [26]:
 Sỏi calci: khoảng 80% sỏi tiết niệu là sỏi calci, bao gồm:
- Sỏi calci oxalat
- Sỏi calci phosphat
- Kết hợp calci oxalat và calci phosphat.
 Sỏi không calci
- Sỏi nhiễm khuẩn: struvit, carbonat apatit hay amoni urat.
- Sỏi urat (acid uric/amoni urat/natri urat)
- Sỏi cystin.
Trong các loại sỏi kể trên, sỏi calci oxalat là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 80%
các ca sỏi tiết niệu [1], [26]. Sỏi calci oxalat gồm hai dạng là calci oxalat monohydrat
(COM) và calci oxalat dihydrat (COD). COD còn gọi là weddellite có hình phong bì,
không kết tập thành các khối bền vững, ít gắn vào tế bào biểu mô ống thận, dễ đào thải
theo nước tiểu [23]. COM còn gọi là whewellite có dạng hình que dài 6 cạnh, hình bầu
dục, hình tạ đôi, có khả năng kết tập cao, dễ gắn với tế bào biểu mô ống thận nên dễ
gây sỏi thận hơn dạng COD [23].


/file/d/0B7jXck ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status