Đánh giá tác dụng trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và độc tính của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: ý dĩ, bồ đề, xấu hổ - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Sỏi đường tiết niệu là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.
Bệnh hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở những
điều kiện lý hóa nhất định. Sỏi gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn và đau, làm
nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh [19].
Để giải quyết sỏi tiết niệu, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp.Mổ lấy sỏi là
phương pháp thường dùng, đặc hiệu trong trường hợp sỏi to hay khi sỏi gây tắc
đường tiết niệu.Tuy nhiên, với phương pháp này sỏi thường bị tái phát sau một thời
gian.Tân dược điều trị sỏi cũng có một số loại nhưng tác dụng tương đối hạn chế [21],
[28]. Gần đây đã có phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua danhưng vẫn còn
nhiều tai biến.
Y học cổ truyền có nhiều cây thuốc, bài thuốc được đánh giá là có tác dụng chữa sỏi
tiết niệu nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ để tạo điều kiện cho thầy thuốc và nhân
dân tin dùng.Vài năm trở lại đây, một số đề tài nghiên cứu thực nghiệm về tác dụng
điều trị sỏi tiết niệu của các cây thuốc và bài thuốc đã được thực hiện. Trong đó, đề tài
nghiên cứu tác dụng của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ trên sỏi
tiết niệu in vitro cho kết quả khả quan [14]. Để chứng minh tác dụng của bài thuốc
trên thực nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng thuốc trên lâm sàng, chúng tôi
tiếp tục thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và
độc tính của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ” với hai mục tiêu:
1- Đánh giá được tác dụng của bài thuốc trên mô hình gây sỏi tiết niệu bằng
ethylen glycol và amoni clorid.
2- Xác định được độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LÝSỎI TIẾT NIỆU
1.1.1. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học hiện đại
1.1.1.1. Định nghĩa bệnh lí sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát ở đường tiết niệu do sự
kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở điều kiện lý hóa nhất định.
Sỏi gây nghẽn tắc đường tiết niệu, hậu quả có thể dẫn đến ứ nước thận, hủy
hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn, gây đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
người bệnh [4].
1.1.1.2. Dịch tễ học bệnh lí sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến trên thế giới.Tuy nhiên, sự phân bố không đồng
đều.Bệnh ít gặp ở châu Phi, còn ở châu Mĩ tỉ lệ gặp trung bình 20/10.000 người mỗi
năm [2].Bệnh có tỉ lệ khá cao ở phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia,
Mailaixia, Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan, Hi Lạp, Anh và bán đảo Xcandinavo [2].
Tuổi mắc bệnh thường từ 35-55tuy nhiên thời điểm mắc bệnh khác nhau tùy theo
loại sỏi [2], [44]. Thành phần hóa học của sỏi và tỉ lệ gặp như sau: sỏi calci oxalat
kết hợp với calci phosphat 80%, sỏi struvit 17%, sỏi acid uric và cystin 3% [2],
[24], [38]. Nam giới mắc bệnh sỏi nhiều gấp 3 lần nữ giới [2], [24], [38], [39].Tuy
nhiên, tỷ lệ bệnh thay đổi tùy theo thành phần hóa học của sỏi. Trong khi nam giới
bị sỏi calci nhiều hơn (88,4 % so với 58% ở nữ giới) thì nữ giới bị sỏi struvit nhiều
hơn (38% so với 8,8% ở nam giới) [2], [24]. Tỷ lệ những người có nguy cơ cao bị
sỏi tiết niệu vào khoảng 2 - 3% dân số và khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử sỏi tiết
niệu sẽ bị sỏi tái phát trong vòng 10 năm sau khi can thiệp lấy sỏi [24], [27].
1.1.1.3. Cấu trúc, thành phần hóa học của sỏi tiết niệu
Thành phần kết thạch của sỏi tiết niệu gồm các loại sau [4]:
− Sỏi calci: calci oxalat, calci phosphat.
− Sỏi phosphat amoni magnesium – PAM (struvit).
− Sỏi do chuyển hóa: acid uric, cystin.
− Lichwitz (1928), Meyers (1952), Boyce (1956) cấu trúc của sỏi: Mạng chất
hữu cơ (matric organique) như mucopolysaccharid, mucoprotein cùng với sự
lắng đọng của các chất vô cơ calci, phosphat.
Trong sỏi có 90% trọng lượng là tinh thể, còn lại 5% là nước, 3% là protein và
2% là các chất vi lượng khác như carbonat, citrat, natri, kali, fluor [15].
Theo Nguyễn Bửu Triều [19], sỏi calci oxalat kết tinh có thể ngậm một phân
tử nước (calci oxalat monohydrat - COM) hay hai phân tử nước (calci oxalat
dihydrat - COD), rất cản quang, màu vàng hay đen, rất rắn, bề mặt lởm chởm
nhiều gai, hay gặp ở nam giới hơn nữ giới. Sỏi calci phosphat dưới dạng brusbit hay
apatit, cản quang có màu trắng, kích thước to, có nhiều lớp, dễ vỡ hơn calci oxalat,
tỉ lệ ở nam và nữ gần bằng nhau. Sỏi struvit có kích thước to, hình san hô, màu
trắng ngà, cản quang, hay gặp ở phụ nữ, hình thành do nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi
khuẩn Proteus. Sỏi urat có màu nâu, rắn chắc, không cản quang, hay kết hợp với sỏi
calci oxalat, thường gặp ở nữ giới và người cao tuổi. Sỏi cystin cản quang vừa phải,
màu trắng ngà, hay kết hợp với sỏi calci phosphat, thường gặp ở người trẻ [15],
[24].
Trong các loại sỏi trên, sỏi calci oxalat là loại sỏi phổ biến nhất, chiếm
khoảng 80%, tồn tại ở hai dạng tinh thể calci oxalat monohydrat (COM) và calci
oxalat dihydrat (COD) [2], [19].
(a) (b) (c)
Hình 1.1: Hình ảnh tinh thể dạng COD (c) và COM (a,b) dưới kính hiển vi điện tử


/file/d/0B7jXck ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status