Đánh giá tác dụng an thẩn, giải lo âu thực nghiệm của cây xấu hổ (Mimosa pudica L., Mimosaceae) - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng
các rối loạn tâm thần như căng thẳng, stress, mất ngủ, lo âu, trầm cảm. Theo thống
kê của Viện sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ (NIHM, 2008), rối loạn lo âu là loại rối loạn
tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ, ảnh hưởng đến khoảng 40 triệu người (tương đương
18% dân số) gây hậu quả lớn về sức khỏe, tâm lý, kinh tế và chất lượng cuộc sống
cho bệnh nhân nói riêng và xã hội nói chung. Bên cạnh liệu pháp tâm lý, việc sử
dụng thuốc giải lo âu đóng vai trò quan trọng, chủ yếu bằng các thuốc có nguồn gốc
tổng hợp hóa dược như các dẫn chất của benzodiazepin, buspiron, các thuốc chống
trầm cảm ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin và thuốc chống trầm cảm 3 vòng
[23]. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng các thuốc tổng hợp này là tác dụng phụ,
tình trạng lệ thuộc thuốc, quen thuốc, hội chứng cai thuốc xảy ra khi dừng điều trị
và nguy cơ tương tác thuốc với nhiều nhóm thuốc khác. Vì vậy, một hướng tiếp cận
mới là nghiên cứu tìm ra và sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu có hiệu quả
và độ an toàn cao trong điều trị rối loạn lo âu như một liệu pháp bổ sung và thay thế
cho việc sử dụng các thuốc tổng hợp hóa dược [57].
Xấu hổ (Mimosa pudica L., họ Mimosaceae), là dược liệu phân bố ở nhiều nơi
trên thế giới: một số nước châu Á như Việt Nam, Ấn Độ; các nước Châu Phi, Châu
Mỹ. Tại Việt Nam, xấu hổ được sử dụng trong dân gian từ lâu đời với nhiều công
dụng khác nhau: điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, hen phế quản, thấp khớp.
Gần đây, một số tác dụng dược lý tâm thần và thần kinh bao gồm tác dụng chống
trầm cảm và giải lo âu của xấu hổ đã bắt đầu được nghiên cứu trên thực nghiệm
[52]. Để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác dụng giải lo âu và các tác dụng dược lý
liên quan khác cũng như xác định thành phần mang hoạt tính sinh học liên quan đến
tác dụng giải lo âu của dược liệu, chúng tui tiến hành đề tài “ Đánh giá tác dụng an
thần, giải lo âu thực nghiệm của cây xấu hổ (Mimosa pudica L., Mimosaceae)”
với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giải lo âu, an thần và chống trầm cảm trên thực nghiệm
của dịch chiết nước toàn phần từ dược liệu xấu hổ ở các mức liều.
2. Đánh giá tác dụng giải lo âu của các phân đoạn từ dịch chiết nước xấu hổ và
tác dụng giải lo âu, an thần của phân đoạn có tác dụng nhất ở các mức liều.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lo âu và rối loạn lo âu
1.1.1. Lo âu
Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa,
khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi,
hồi hộp, cảm giác siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu vùng thượng vị và bứt rứt,
không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo
trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để
đương đầu với sự đe dọa [8].
Cần phân biệt lo âu bình thường và lo âu bệnh lý. Sự phân biệt này có thể dựa
trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo dài và
hành vi kèm theo. Lo âu được xem như là bình thường khi phù hợp với tình huống
và mất đi khi tình huống đã được giải quyết. Lo âu bệnh lý là lo âu không có
nguyên nhân rõ rệt hay quá mức so với mong đợi, các triệu chứng thường nặng và
gây nhiều khó chịu, kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của
người bệnh và có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành vi có vẻ quá mức hay vô lý
(như né tránh, hành vi cưỡng chế…). Trong khi lo âu bình thường có thể được điều
trị hiệu quả bằng cách trấn an hay liệu pháp tâm lý đơn giản thì bệnh nhân mắc lo
âu bệnh lý cần được khám toàn diện về cơ năng và tâm thần để được điều trị phù
hợp theo nguyên nhân.
Ngoài các rối loạn lo âu (RLLA) trong đó lo âu là triệu chứng quan trọng và
nổi bật nhất, lo âu còn gặp trong nhiều bệnh lý tâm thần và bệnh hệ thống khác.
Trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau; khoảng 3/4 bệnh nhân trầm cảm có lo
âu kèm theo và trên 1/2 bệnh nhân lo âu có biểu hiện trầm cảm rõ rệt [27]. Nhiều
bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể cảm giác lo âu dữ dội cũng như ở bệnh nhân
sảng hay sa sút tâm thần. Lo âu cũng có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của
nghiện rượu hay nghiện ma túy. Nhiều bệnh hệ thống cũng kết hợp với lo âu, trong
trường hợp này lo âu là do các tác động sinh lý trực tiếp của bệnh hệ thống nhưng
cũng có thể do điều trị hay nhận thức tiêu cực của người bệnh về bệnh của mình.
1.1.2. Dịch tễ
Mặc dù đã được Sigmund Freud nghiên cứu từ gần một thế kỷ trước với tên
gọi loạn thần kinh lo âu (anxiety neurosis), cho đến nay RLLA vẫn luôn là một lĩnh
vực mới mẻ, thu hút quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu. Chỉ mới trong vòng vài
thập niên trở lại đây, các nhà khoa học và thầy thuốc thực hành đã xây dựng các tiêu
chuẩn chẩn đoán, đánh giá tỷ lệ của các RLLA khác nhau, hiểu được phần nào cơ
sở tâm lý - sinh học cũng như phát triển một số liệu pháp hóa dược và tâm lý có
hiệu quả. Các điều tra cho thấy các rối loạn này không chỉ hay gặp mà còn ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như hoạt động của người bệnh; làm
tăng nguy cơ lạm dụng rượu, ma túy và mưu toan tự sát. Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ
cho thấy các RLLA gặp nhiều hơn các rối loạn khí sắc và các rối loạn lạm dụng ma
túy. Chi phí cho rối loạn lo âu chiếm khoảng 1/3 chi phí của nghành tâm thần, đặc
biệt liên quan nhiều đến các chi phí gián tiếp. Các nghiên cứu gần đây gợi ý RLLA
có thể làm tăng tỷ lệ tử vong liên quan đến các bệnh tim mạch, do đó rối loạn này
cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Điều tra tại Hoa Kỳ cho thấy cứ 4 người thì có
1 người đáp ứng các tiêu chuẩn của ít nhất một RLLA và tỷ lệ bệnh chung trong 1
năm là 17,7%. Phái nữ thường bị rối loạn lo âu nhiều hơn phái nam với tỉ lệ bệnh
chung suốt đời của hai phái lần lượt là 30,5% và 19,2%, tỷ lệ này giảm ở tầng lớp
có thu nhập cao [27].
Tại Việt Nam, chưa có điều tra dịch tễ nào được thực hiện đánh giá tỷ lệ mắc
lo âu và các rối loạn liên quan khác nhưng với tốc độ đô thị hóa cao, nhịp sống công
nghiệp và cường độ làm việc căng thẳng, số lượng bệnh nhân đến khám với rối loạn
lo âu có xu hướng ngày càng gia tăng (ghi nhận của bác sĩ Nguyễn Văn Nuôi, bệnh
viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh).
1.1.3. Phân loại
Hiện nay, dựa vào các biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu về dịch tễ, di truyền
và sinh học cũng như sự đáp ứng với các phương pháp điều trị chuyên biệt, người ta

/file/d/0B7jXck ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status